Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao mầm cây luôn vươn về phía mặt trời

Năm 1880, đác-uyn, nhà sinh vật học người anh đã quan sát được một sự việc kì lạ: những cây lúa tiểu mạch còn non sau khi chiếu ánh sáng mặt trời, chúng luôn vươn về phía có ánh sáng. Nhưng nếu ta cắt bỏ ngọn hay dùng vật gì đó che lại thì lại không xảy ra hiện tượng trên nữa

Vì sao lại như vậy?

Đác-uyn đề ra giả thuyết rằng: ở ngọn của cây non đó có một loại vật chất nào đó dưới tác dụng của ánh sáng, chất này sẽ chuyển dịch về phía sau cây nơi không có ánh sáng dẫn đến hiện tượng cây luôn cong theo hướng có ánh sáng.

Nếu ta hỏi chất đó là chất gì, thì ngay cả đac-uyn cũng không trả lời được. Nhưng những phát hiện và giả thuyết của ông, làm cho các nhà khoa học rất coi trọng, nhiều người bắt đầu bắt tay vào nghiên cứu, muốn làm rõ hiện tượng này

Năm 1962, một nhà khoa học khác người hà lan lại phát hiện nếu cắt bỏ phần ngọn của cây yến mạch non, cây sẽ ngừng sinh trưởng và cũng không vươn về phía mặt trời nữa. Nhưng nếu chắp đoạn cây vừa cắt vào thân cây, cây sẽ lại bắt đầu phát triển và lại hướng về phía mặt trời. Điều thú vị hơn là, khi mang đoạn ngọn cắt rời đó để vào trong chất nhựa cây vài giờ, sau đó ghép vào chỗ bị cắt cây lại tiếp tục phát triển

Thực nghiệm này chứng minh rằng, ở đoạn chót của cây non đó chắc chắn có một chất gì đó. Chất này có thể di chuyển vào trong nhựa cây, chính vì vậy mà càng củng cố thêm lòng tin cho con người tìm “chất kì diệu” đó

Cho tới năm 1993, bí mật này mới được khám phá: các nhà hoá học đã tìm thấy một vài chất trong đoạn mầm cây đó. Những chất này có tác dụng kích thích thực vật sinh trưởng, có thể làm cho các tế bào của cây phía không được chiếu sáng phân chia nhanh, đẩy nhanh tốc độ sinh trưởng, làm cho mầm cây luôn cong theo hướng mặt trời. Những chất này được gọi là “kích thích tố sinh trưởng thực vật”. Căn cứ vào phân tích của các nhà hoá học, phần lớn những chất này đều xanh hoá môi trường. Trong vườn cây thường xuân leo cả lên vách đá, và các thân cây khác, chúng bò lên rất cao tô điểm cho không gian với nhiều dáng vẻ uyển chuyển, mềm mại rất đặc sắc. Đặc biệt nó thuộc họ dây leo lá luôn xanh tốt ngay cả trong những ngày đông lạnh giá, nên nó trở thành loài thực vật không thể thiếu cho con người trong việc “xanh hoá” không gian sinh tồn của mình, cái tên thường xuân (mãi mãi là mùa xuân quả là phù hợp)

Vì sao chúng có thể leo lên tường cao hoặc các thân cây cao được? Ta có thể quan sát cây non đang bám trên tường hoặc trên cây khác sẽ dễ dàng nhận thấy ở cả hai phía hoặc một phía thân cây leo mọc rất nhiều rễ xoè ra. Rễ của chúng khác với rễ của các loài cũng mọc trên thân cây, tuy cũng mọc trong không khí (chứ không ở trong đất), nhưng ta thử sờ vào điểm mút cuối cùng của những chiếc rễ đó ta sẽ cảm thấy như có một chất nhầy dính như nhựa cao su vậy. Quan sát một đoạn thân leo già, ta thấy màu của nó ngả vàng, rễ bám vào tường hoặc thân cây, nếu dùng tay kéo thử mới thấy chúng bám rất chắc, nếu không dùng sức thì khó mà kéo chúng xuống được

Thường xuân dùng rễ để bò lên trên. Loại rễ này có đặc tính luôn bò ở hướng không có ánh sáng nên có thể leo lên được tường, vách đá, cây cối khác. Đồng thời rễ lại tiết chất nhầy dính nên bám chắc được vào vật khác. Như vậy, thường xuân dùng phần đã già của chúng để tự cố định mình và dùng phần non để vươn tới. Đồng thời, với việc già đi để củng cố mình thì phần non lại tiếp tục vươn lên. Cứ như vậy, dây thường xuân cứ hướng chỗ cao mà vươn lên mãi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình