Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thực vật ở dưới đáy biển sâu quang hợp như thế nào?

Những loài thực vật sống trên mặt đất đều dựa vào chất diệp lục của bản thân, lợi dụng lực tác động của ánh sáng của mặt trời với nguồn nguyên liệu là khí cacbonic và nước, thông qua khâu gia công để sản xuất ra các hợp chất cacbon và nước, chất mỡ và prôtít (chất hữu cơ), thúc đẩy sự sinh trưởng, phát dục và duy trì nòi giống của chúng

Nhưng trong biển cả mênh mông vô cùng vô tận kia vẫn có các loài thực vật như tảo biển - một loài thực vật kì lạ, loài hải đới với những chiếc lá sẫm màu dài hàng mấy mét, có loài tảo đỏ trong giống như một cây nhỏ, lại còn có cả loại tảo cao, tảo sừng hươu, tảo vỏ bên ngoài có những hoa văn rất tinh tế đang sinh sống. Xem ra chúng đều không có màu xanh, vậy chúng phải quang hợp ra sao đây?

Trên thực tế, thực vật sống trong biển cả cũng là loài có chất diệp lục, chẳng qua hàm lượng chất này không nhiều mà thôi. Sỡ dĩ họ tảo biển có rất nhiều màu sắc bởi vì chính bản thân chúng còn tồn tại nhiều sắc tố khác nữa - sắc tố mật; trong tảo đỏ có chứa nhiều sắc tố đỏ; tảo xanh chứa nhiều sắc tố xanh; tảo sừng hươu chứa một chất đặc biệt là tinh chất carôtin cho nên có màu lá cọ. Những sắc tố này đã che lấp chất diệp lục vốn ít ỏi của chúng, cho nên nhìn bên ngoài không thấy được màu xanh.

Khi ánh sáng mặt trời chiếu trên mặt biển, các loại tảo mang nhiều chất diệp lục sống trên mặt biển cũng quang hợp như các loại thực vật sống trên mặt đất. Nhưng điều kiện dưới đáy biển và trên mặt biển là hoàn toàn khác nhau. Nước biển màu xanh đậm lại sâu như vậy, trên mặt nước lại có rất nhiều loài sinh vật sinh sống, trong nước biển lại chứa rất nhiều các loại muối với số lượng lớn đều có tác dụng ngăn cản nhất định đối với việc các tia nắng mặt trời nhiều màu sắc chiếu xuống đáy biển. Ánh sáng đỏ chỉ có thể chiếu qua tầng trên của nước biển, ánh sáng vàng có thể chiếu sâu hơn một chút, còn các tia sáng màu lục, lam, tím lại chiếu sâu hơn. Trong các loài tảo, tảo xanh hấp thụ ánh sáng đỏ nên sống ở vùng nước trên, tảo nam hấp thụ ánh sáng vàng chanh nên sống ở vùng nước hơi sâu hơn; tảo nâu hấp thụ ánh sáng vàng và đỏ nên sống ở vùng nước sâu hơn một chút. Tảo đỏ hấp thụ ánh sáng màu lục nên sống ở vùng nước sâu nhất. Tảo đỏ sống ở vùng nước sâu có chứa prôtêin hồng, nó có thể lợi dụng sắc tố này để hấp thụ loại ánh sáng màu tím và màu lam mà bản thân chất diệp lục không hấp thụ được để tiến hành quang hợp.

Nhưng trong vùng nước sâu, cũng có khi ta tìm thấy cả tảo lục, nhưng hoạt động sống của chúng lại diễn ra rất chậm chạp. Những loài tảo màu xanh này lượng hấp thụ ánh sáng rất ít nhưng cũng đủ cho nhu cầu cuộc sống của chúng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình