Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao có loài thực vật mầm cây và lá non lại có màu đỏ

 

Mùa xuân về mặt đất sôi động hẳn lên

Cánh đồng trải một màu xanh mới, cỏ cây hoa lá đâm chồi nảy lộc

Nếu chúng ta chú ý một chút tới sự hình thành của màu xanh này sẽ thấy một điều hết sức thú vị là: hãy nhìn những cây liễu ven bờ sông, trên vô số những cành liễu, trước tiên thây nhú lên những chấm nhỏ, rồi những mầm lá non, chỉ vài ngày sau, đã phủ một màu xanh; cây tường vi leo lên giàn hoa, mọc ra những cành non màu tím lấp lánh như san hô, nhưng chỉ ít lâu sau, màu san hô biến thành màu xanh ngọc. Ngay cả khi ta cúi xuống nhìn vô số các loài cỏ dại mà ta chẳng hề biết tên chúng, trong thảm xanh mênh mông đó cũng có thể phát hiện ra những mầm non hồng hồng, như đang e lệ cúi đầu

Rất nhiều loài cây cỏ khác, trước khi chúng “mặc” bộ quần áo xanh thì mầm cây hay lá non cũng ít nhiều mang một chút sắc đỏ

Chúng ta biết rằng, sở dĩ thực vật có màu xanh là do chúng có chất diệp lục. Thế nhưng chất diệp lục này không sinh ra đồng thời khi cây nảy mầm mà thường là chậm hơn, vì bản thân chất diệp lục cũng là do nhiều nguyên tố phức tạp hình thành nên.

Mầm và cây non của thực vật cũng giống như những đứa trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh phải dựa vào sữa mẹ để nuôi dưỡng mới lớn lên được. Cành non và mầm cây cũng phải dựa vào các bộ phận khác của cây cung cấp dưỡng chất. Đứa trẻ đến một giai đoạn nhất định cũng sẽ mọc răng, dần dần có thể ăn các loại thức ăn. Và cành to và mầm cây cũng như vậy, đến một giai đoạn nhất định chất diệp lục mới được sản sinh, tự chúng mới có thể sản xuất ra chất dinh dưỡng, cũng không cần phải dựa vào sự cung cấp chất dinh dưỡng của các bộ phận khác

Nhưng sự sinh sản chất diệp lục trong cành non và mầm non ở các loài cây lại khác nhau, có loài sinh ra sớm hơn thì cành non và mầm sẽ xanh nhanh hơn và ngược lại

Vì sao trước khi sinh ra chất diệp lục, chúng lại không màu mà cứ mang màu đỏ như vậy?

Đó chính là vì bản thân cây đã chứa một loại chất gọi là chất quỳ, chất này vốn đã có sẵn trước khi chất diệp lục được sinh ra. Vô số các màu sắc rực rỡ của hoa về cơ bản cũng là do chất này tạo nên. Chất này chẳng những làm cho hoa biến thành rất nhiều màu mà làm cho cành non và mầm cây cũng mang màu đỏ. Thực ra cành non và mầm cây không chỉ có màu đỏ mà nó còn có màu tím, xanh nhạt hoặc vàng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình