Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao có rất nhiều loài hoa đẹp lại có độc?
Rất nhiều loài hoa trông rực rỡ đáng yêu nhưng lại có độc. Ví dụ như hoa trúc đào chẳng hạn, hoa màu hồng tươi, quanh năm hầu như đều nở, thế nhưng cả hoa lẫn lá, vỏ và cây của nó đều có độc, chỉ có điều mức độ độc của nó mạnh hay yếu mà thôi. Nếu người ta ăn phải một ít vỏ cây tươi sẽ xuất hiện triệu chứng trúng độc ngay lập tức: bắt đầu là cảm giác tức ngực, buồn nôn, đau bụng, rồi tiến tới tim loạn, nhịp mạch không đều; bị nặng sẽ giãn đồng tử, đi ngoài ra máu, thậm chí lên cơn co giật rồi chết. Đó là do trong cây trúc đào có chứa nhiều chất gluxít mạnh và rất độc đối với tim con người.

Loại hoa thường xuân có màu tím hồng mà ta thường thấy được trồng trong chậu cảnh và sân đình cũng thuộc họ trúc đào, cành và là của nó chứ kiềm sinh vật thuộc loại indole như chất kiềm mới của cây thường xuân có thể ức chế hoạt động tạo máu của con người, nhất là ức chế hoạt động tuỷ sống rất cao, làm giảm tế bào trắng. Nếu như ta dùng phương pháp lấy độc trị độc thì nó có thể điều trị bệnh huyết trắng, bệnh viêm tuyến sữa tự phát...

Hoa thuỷ tiên là loài hoa vào mùa đông được mọi người yêu thích. Nó lại nở hoa vào mùa đông, đặc biệt là lá của nó xanh mướt nên làm cho căn phòng tràn đầy ý xuân. Nhưng thuỷ tiên cũng có độc, toàn bộ cây đều có độc, nhất là thân nó trông giống như củ hành càng độc hơn. Nếu ăn nhầm phải củ này sẽ bị nôn oẹ, đau bụng, mạch yếu nhỏ, thở gấp gáp, nhiệt độ cơ thể tăng lên... Rồi có thể dẫn tới cơ giật rồi có thể co cứng lại mà chết. Thành phần có độc của thuỷ tiên gọi là kiềm sinh vật, chứa 1% ở củ .

Hoa của cây tỏi trời mặc dù có màu hồng tươi rất đẹp nhưng cả cây đều có độc, lượng độc ở hoa là nhiều nhất. Nếu ăn nhầm phải hoa của nó thì sẽ làm người ta không nói được, nặng có thể chết. Cây này cũng chứa nhiều loại kiềm sinh vật, ví dụ như kiềm tỏi trời, kiềm thuỷ tiên. Ngoài ra, những loài như hốt địa tiếu, lan văn thù cũng thuộc họ tỏi trời, củ chúng tương đối to có chất bột nhưng cũng có độc không thể ăn được.

Nhài tía cũng là loại hoa thường gặp, thường được trồng trong vườn hoa hoặc các đám đất trống trước nhà. Hạt và thân cây của chúng đều có độc. Do thân của nó rất mập giống hệt cây thiên ma một vị thuốc của đông y, nên một số kẻ bất lương đã dùng nó để giả làm thiên ma. Nếu ai dùng phải loại giả thiên ma này sẽ bị trúng độc, sẽ làm cứng miệng, da mất cảm giác, kèm theo đau đầu, ù tai. Rễ của cây này có chứa chất béo, axít hữu cơ và một số thành phần hoá học khác.

Còn một số loài cây khác, ví dụ như hoa loa kèn, nếu người nào ăn phải hạt và thân cây sẽ xuất hiện triệu chứng đau bụng, đi ngoài, đi ngoài ra máu, thậm chí làm tổn thương thần kinh não, thần kinh dưới lưỡi làm cho không nói được và hôn mê. Rất nhiều loại hoa thuộc loại hoa đỗ quyên cũng có độc, ví như loài dượng trịch trục nở hoa màu vàng, cả cây đều độc, hoa và quả càng độc nhiều hơn. Nghe nói trong bài thuốc chống ra mồ hôi trộm thời cổ đại cũng có thành phần của loài hoa này, nó có thể làm tê liệt thần kinh con người, làm mất tri giác của họ

Không ít những loài hoa kể trên tuy rất đẹp nhưng chỉ để ngắm, tuyệt đối cấm dùng để ăn. Chẳng những vậy, một số loài phấn hoa cũng rất có hại, nếu hít phải sẽ sinh ra quá mẫn cảm. Đó chính là một phản ứng độc tính

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình