Thực vật thông thường đều ra lá trước và nở hoa sau. Nhưng loài cây mai vàng và ngọc lan vì sao lại nở hoa trước, mọc lá sau? Đây là một vấn đề thú vị, người xưa thậm chí còn cho rằng chúng là loài “có hoa mà không có lá”. Để làm rõ vấn đề này, chúng ta phải bắt đầu đi từ cấu tạo của hoa và lá.
Nói chung, những cây nở hoa vào mùa xuân, những bộ phận của lá và hoa vàng của chúng đã trưởng thành từ mùa thu năm trước và được bọc trong mầm cây. Cuối thu đầu đông, từ khi lá rụng, cắt một mầm cây tiến hành giải phẫu đã có thể nhìn thấy hình hài của chúng rồi. Tới mùa xuân, nhiệt độ dần tăng lên, tế bào của các bộ phận cũng nhanh chóng phân chia để sinh trưởng. Do đó, các bộ phận của hoa và lá đều đã vươn ra lộ hẳn ra ngoài mầm cây, tạo nên hiện tượng nở hoa mọc lá.
Các loài thực vật khác nhau, mầm cây cũng có cấu tạo khác nhau, một loại phát dục trở thành mầm lá, một loại bên trong có hoa hoặc hình hài đang được định hình gọi là mầm hoa; còn có một loại nữa phát dục trở thành cành nhưng lại có cả hoa và sự sắp xếp cuống hoa gọi là mầm hỗn hợp.
Công dụng của các bộ phận trong mỗi loài thực vật đều có yêu cầu đặc thù của nó đối với nhiệt độ - yêu cầu về nhiệt độ đối với sự sinh trưởng của mầm lá và mầm hoa của cây đào tương đối giống nhau. Vì vậy vào mùa xuân, cả lá và hoa cùng nở một lúc. Cây mai vàng ngọc lan lại hơi khác, nhiệt độ để hoa sinh trưởng tương đối thấp nên nhiệt độ trong giai đoạn đầu xuân vừa thích hợp cho chúng, mầm hoa lớn dần rồi nở hoa. Nhưng đối với mầm lá thì nhiệt độ đó lại quá thấp, không thoả mãn nhu cầu sinh trưởng của chúng, nên chúng phải nằm chờ không lớn lên. Sau đó khi nhiệt độ tăng dần lên đến lúc đạt yêu cầu, mầm lá mới dần phát triển. Vì vậy hai loài cây trên mới có hiện tượng nở hoa trước mọc lá sau |