Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao cỏ dại lửa đốt không hết, xuân về lại mọc?

Các loại cây trồng đều phải cần một số khoáng chất thích hợp mới sinh trưởng tốt được. Nói chung trong đất đã chứa các khoáng chất đó. Nhưng do trong quá trình sinh trưởng, rễ cây đã hút liên tục cộng với sự rửa trôi của mưa lũ nên hàm lượng những chất này ngày càng ít đi nên khi trồng trọt ta phải bón phân. Những chất như nitơ, phốt pho, kali, sắt mà rễ cây hút từ trong đất được chuyển hoá vào các bộ phận cơ thể của cây, xúc tiến sự thay đổi về sinh lý và sinh hoá của cây và có thể trở thành thành phần của các chất hữu cơ. Vào mùa đông, cây bị khô đi, các nguyên tố đó bị giữ lại trong thân và lá.

Cỏ dại cũng giống như các cây trồng khác, cũng cần phải có những khoáng chất thích hợp mới phát triển được. Nhưng có điều chẳng ai bón phân cho cỏ cả. Vào mùa khô, cỏ bị mang đi đốt, những thành phần đó được giữ lại trong tro rồi thấm vào đất theo nước mưa, khoáng chất lại trở về với đất giống như một lần được bón phân vậy. Khi mùa hè về, cỏ mọc và lại dùng tới những chất ấy, vì vậy những nơi cỏ bị đốt thường mọc tốt hơn nơi không bị đốt.

Ngoài ra, đốt cỏ còn có tác dụng tiêu diệt côn trùng và các vi khuẩn gây bệnh có hại khác, làm giảm nguy cơ mắc bệnh cho cỏ vào mùa xuân sau. Điều này chẳng những có lợi cho cả cỏ mà còn có lợi cho những loài cây khác, bởi các bụi cỏ thường là nơi ẩn náu của các loại côn trùng có hại trong mùa đông.

Có người lo rằng liệu đốt như vậy có làm cỏ chết hết hay không? Xin thưa rằng: không thể! Vì khi ta đốt chỉ phần lá và thân bị cháy, phần thân và rễ nằm trong đất không hề bị ảnh hưởng gì, mùa xuân về chúng sẽ lại phát triển như cũ. Vì vậy mà người xưa đã nói chẳng sai rằng “cỏ dại đốt chẳng hết, xuân về lại hồi sinh”.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình