Hàng ngày, chúng ta ăn rất nhiều loài thực vật khác nhau, chúng có đủ các loại mùi vị khác nhau. Lý do bởi vì trong tế bào của chúng có chứa các loại chất hoá học khác nhau
Vị ngọt thường đi liền với đường; rất nhiều loài rau, quả đều chứa đường như đường mạch nha, đường quả, đường mía... Ví như đường mía ngọt gắt, nhiều loại rau chứa đường rất ngọt. Một số thứ bản thân của nó không ngọt, nhưng khi cho vào miệng nhai lại sinh ra ngọt, ví như chất bột chẳng hạn, khi ta nhai, nước bọt tiết ra, chất dung môi sẽ phân giải chất bột thành chất đường ngọt như đường mạch nha vậy.
Còn vị chua thường gắn liền với các axit, ví dụ như táo chua, chanh, hổ phách chua... Chúng thường tồn đọng trong các tế bào thực vật, nho chua, táo chua, chanh như là một kho chứa chất chua vậy
Vị đắng là thứ mà người ta không thích chút nào; nhưng lại có rất nhiều loài cây có vị đắng, phần lớn các vị thuốc đông y đều rất đắng, chả thế mà đỗ phủ đã viết một câu thơ rằng: “thuốc tốt vị đắng lợi cho bệnh”.
Vị đắng thường là có chứa một số chất kiềm sinh vật tạo nên. Hoàng liên là cây có vị cực kì đắng là do những chất kiềm hoàng liên sinh ra. Vỏ cây kim kê nạp dùng để chữa bệnh cũng là một thứ thuốc đắng, nó chứa kim kê nạp kiềm. Đây là một vị thuốc chữa bệnh.
Còn vị cay thì nguyên nhân lại tương đối phức tạp. Vị cay của ớt vì mang chất cay,... Và còn nhiều thức cay khác.
Vị chát lại thường do chất ta nanh gây nên. Ví dụ như quả thị còn xanh chát đến mức thụt cả lưỡi lại. Ngoài ra, còn có cây chè, quả chuối xanh cũng có vị chát như vậy |