Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao một số loài cây thân gỗ có thể sản xuất ra đường?

Nói đến đường mọi người đều biết nó được lấy ra từ cây mía và một số cây ngọt khác. Thực tế, một số loài cây có chứa lượng đường tương đối cao cũng có thể làm đường được, trong đó có tiếng hơn cả là cây thích đường. Đây là một loài cây cảnh rất đẹp, mùa thu đến, lá cây biến thành màu đỏ, nhưng chỉ có giống cây ở bắc mĩ mới có thể làm ra đường. Cây này thuộc họ thân gỗ rụng lá, thân cây chứa lượng tinh bột phong phú; vào mùa đông, trong điều kiện nhiệt độ thấp; tinh bột sẽ chuyển hoá thành đường. Lượng đường này được tích trữ trong nhựa cây thuộc phần chất gốc. Vào mùa xuân, khí hậu chuyển ấm, nhựa cây bắt đầu chảy. Lúc ấy, nếu ta khoan một lỗ trên thân cây, chất nhựa rất ngọt đó sẽ chảy ra liên tục, hàm lượng đường trong nhựa thường chiếm từ 0,5 - 1%, lúc cao có thể đạt tới 10%. Do đó, cho dù ta có khai thác nhiều năm cũng không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây.

Ngoài ra, còn một số giống cây sống ở vùng nhiệt đới gọi là cây cọ dầu cũng có thể sản xuất ra được đường, nhưng không phải lấy từ thân cây ra mà được lấy từ hoa của nó, sản lượng có thể đạt được 50 kg / 1 năm / 1 cây.

Những năm gần đây, các nhà khoa học trung quốc còn phát hiện ra loài cây cà sơn hổ thuộc họ nho cũng có thể sản xuất ra đường. Cây này thuộc họ dây leo, từ trước đến nay nó được dùng làm thuốc chữa phong thấp, viêm khớp và đi ngoài ra máu. Hiện nay, người ta phát hiện thêm nhựa trong cây này có hàm lượng đường khoảng 8,5 - 10,5 %, còn cao hơn cả ở cây thích đường. Tuy loài cây này là cây nguyên liệu dùng cho sản xuất đường rất tốt, nhưng hiện nay vẫn đang sống hoang dã, vẫn chưa được chú ý đầy đủ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình