Trong bữa ăn hàng ngày nhúng ta sử dụng rất nhiều loại rau như rau muống, rau cải, rau cần, củ cải, v.v... Mỗi loại có hương vị khác nhau, nhưng hết năm này qua năm khác chẳng có gì thay đổi. Đó chính là kết quả của sự di truyền của sinh vật ư?
Chúng ta đều biết sự di truyền của sinh vật là do gien trong cơ thể quyết định. Gien bao hàm ở trong nhiễm sắc thể của nhân tế bào. Nhiễm sắc thể là do hai loại vật chất là adn và prôtêin tổ chức nên, trong đó nó chứa lượng lớn mật mã di truyền. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người đã thông qua một số biện pháp đã tiến hành cắt rời các đoạn adn của gien rồi đưa chúng vào trong cơ thể của một sinh vật khác để đạt được những sự thay đổi, đó chính là kỹ thuật chuyển đổi gien. Người ta đã sử dụng kỹ thuật này để tạo ra giống rau mới, được gọi là rau biến đổi gien.
Lúc đầu, người ta lợi dụng kỹ thuật này để làm thay đổi tập tính của thực vật và nâng cao chất lượng sản phẩm của nó, như tăng khả năng chống chọi sâu bệnh, chống cỏ dại cho cây và tăng thêm thành phần dinh dưỡng ở những bộ phận ăn được của cây cối. Về sau phát triển tới mức lợi dụng những loài thực vật biến đổi gien làm công cụ môi giới, hợp thành nguồn prôtêin từ bên ngoài có giá trị lâm sàng và mang tính công nghiệp theo nhu cầu của con người, và dần dần hình thành một phương thức nông nghiệp loại mới được gọi là “nông nghiệp phân tử”. Nói cách khác, lợi dụng kĩ thuật chuyển đổi gien, lấy cây trồng làm “nhà máy” để sản xuất ra “vacxin” hoặc prôtêin công năng mà con người sử dụng để rồi lại thông qua phương thức gieo trồng đại trà trên diện rộng mà được những sản phẩm có giá trị nhưng giá thành thấp. Như vậy, việc nâng cao khả năng miễn dịch của con người từ chỗ phải tiêm và uống thuốc nay chỉ cần ăn rau là đủ.
Trước mắt, một số nhà khoa học của các quốc gia trên thế giới đang dồn sức nghiên cứu theo hướng này và đã có nhiều nghiên thành công lớn. Một học giả tế bào học của mĩ đã đưa chuỗi gien b không độc tính trong độc tố của vi khuẩn hình que trong đất cấy vào tế bào của cỏ linh lăng rồi thông qua biện pháp gieo trồng tạo nên mầm cây mới đưa ra trồng ngoài ruộng để sản xuất ra vacxin bệnh dịch tả. Sau khi người ta ăn loài cỏ linh lăng này trong thời gian dài có thể tạo ra cơ chế miễn dịch đối với bệnh dịch tả của con người.
Viêm gan b là một loại bệnh truyền nhiễm cho đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị thật hiệu quả, vẫn phải dùng phương pháp tiêm vacxin để phòng chống, nhưng giá thành vacxin quá cao nên nhiều người khó có điều trị sử dụng. Nhưng hiện nay các nhà khoa học đã mang tin vui đến cho mọi nhà, họ đã dùng kĩ thuật chuyển đổi gien trong cây thuốc lá để tạo ra vacxin kháng miêm chống viêm gan b, hiện nay đang dùng thử nghiệm trên cây da cự, ý đồ sản xuất ra loại vacxin chống viêm gan b, trong năm 2000 sẽ hoàn thành giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc cũng đang nghiên cứu chế ra loại vacxin (dùng để ăn hàng ngày).
Tin tưởng rằng trong tương lai không xa, trên bàn ăn mỗi gia đình chúng ta không chỉ có những món rau bình thường, mà còn có cả những loại rau có chứa vacxin chữa bệnh nữa. |