Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao cỏ dại năm nào cũng nhổ nhưng rồi chúng lại mọc?

 Bất kì ở đâu, trên núi cao, trong ruộng đồng hay bên lề đường đâu đâu chúng ta cũng thấy có cỏ dại. Cỏ dại là thứ mà người nông dân ghét nhất bởi nếu trong ruộng có cỏ dại, cây trồng sẽ kém phát triển, ảnh hưởng tới năng suất.do vậy, bà con nông dân tìm mọi cách để diệt trừ cỏ dại. Mặc dù vậy, bao đời nay cỏ dại vẫn không bị tiêu diệt hết, chúng vẫn không ngừng sinh sôi nảy nở.

Vì sao cỏ trên đồng ruộng luông luôn bị nhổ nhưng luôn luôn phát triển?

Chính bởi vì khả năng sinh sản của cỏ dại rất mạnh mẽ, cỏ lại có vô số loài (hiện nay đã biết có khoảng trên 3 vạn loài) được phân bố rộng khắp trên trái đất, đâu đâu cũng có. Nói chung cỏ dại có khả năng sinh sản rất lớn và thường trong một năm chúng có thể sinh sản ra 2 - 3 đợt với số lượng nhiều một cách đáng sợ. Thậm chí có giống cỏ cả rễ, thân rễ và thân của chúng đều là những cơ quan sinh sản cả. Thông thường chúng ta nhổ cỏ sạch trên mặt đất, nhưng chỉ ít lâu sau, phần rễ thân dưới lại nhanh chóng mọc ra cây cỏ mới. Ngay cả lúc chúng ta đào tận gốc trốc tận rễ của chúng, nhưng vô vàn hạt cỏ rơi xuống đất mà ta không thể quét sạch được nhanh chóng phát triển thành cây cỏ mới. Như vậy, đủ thấy khả năng sinh sản của có mạnh đến nhường nào!

Sức sống của cỏ dại cũng vô cùng mạnh mẽ, chúng có khả năng chịu hạn, ngập úng, rét, độ chua của đất và thành phần dinh dưỡng nghèo, vì vậy mà khắp nơi trên trái đất này đâu đâu cũng có mặt chúng. Trên những cánh đồng màu mỡ, cỏ dại càng phát triển thịnh vượng hơn, trên những cánh đồng không được chăm sóc cẩn thận ta thường thấy cỏ dại mọc tốt hơn cả cây trồng cỏ dại chẳng những gồm rất nhiều loài với sức sống vô cùng mãnh liệt mà cách thức di truyền nòi giống của chúng cũng rất đa dạng, cho nên không có cách nào tiêu diệt hết được.

Còn có những giống cỏ có thể di trì cuộc sống trong môi trường nước và đất trong vài năm, thậm chí có loài sau vài chục năm hạt giống của chúng vẫn có khả năng nảy mầm. Ví dụ, giống cỏ bợ có thể sống trong ruộng nước từ 5 - 10 năm; hay cỏ lông lợn, hạt của chúng nằm trong đất đến gần 100 năm vẫn có khả năng nảy mầm. Còn có nhiều giống cỏ tuy đã bị các loài chim thú ăn vào dạ dày nhưng khi chúng bị bài tiết theo phân ra ngoài gặp đất chúng lại nảy mầm bình thường. Rất nhiều loại hạt cỏ rất nhỏ và rất nhẹ, chỉ cần một cơn gió là chúng đã bay đi khắp nơi để rồi rơi xuống nơi đâu là phát triển ngay ở đó. Một số khác chúng lại có chất kết dính có thể dính chặt trên cơ thể động vật thậm chí ngay cả trên quần áo của con người để từ đó chúng có thể truyền giống đến nơi khác.

Chính bởi sức sống mạnh mẽ và khả năng sinh sản của cỏ dại đáng sợ đến như vậy, nên cho dù nhà nông có dùng đủ mọi biện pháp để diệt chúng cũng không thể nào diệt hết được. Vì vậy, ngày nay chúng ta vẫn phải không ngừng nổ lực nghiên cứu tìm ra các phương pháp để tiêu diệt chúng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình