Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao một số loài thực vật có thể dâm cành mà vẫn sống?

Trước đây rất lâu, khi người ta đi vào rừng rậm bất ngờ phát hiện trong đống lá cành cây gãy rơi xuống đất, có một số ít cành và lá đó dưới tán cây ấm áp, ẩm ướt không có ánh sáng chiếu tới, ở phần tiếp giáp với đất bỗng thấy chúng mọc rễ, đâm mầm và phát triển thành một cây mới.

Hiện tượng tự nhiên này đã gợi ý cho con người nảy sinh ra một ý tưởng mới: liệu dùng phương pháp nhân tạo để cắt một số cành hoặc lá cây mang dâm xuống đất bùn có thể tạo thành cây mới được chăng? Thực tiễn đã chứng minh rằng: hoàn toàn có thể được. Đó chính là phương pháp dâm cành.

Vì sao một số loài cây có thể dùng phương pháp này để tạo cây con được? Đó là vì trong tầng hình thành của các bộ phận rễ, thân và lá của cây và một số tổ chức có vô số các tế bào phân chia rất mạnh mẽ. Trong điều kiện môi trường thích hợp, những tế bào này phân chia và sinh sôi nảy nở nhanh chóng, hình thành nên “thể nguyên thuỷ” của rễ, mầm rồi dần dần trưởng thành rồi trở thành rễ và mầm mới.

Nhưng, không phải tất cả mọi loài cây đều có khả năng như vậy, mà phải tuỳ từng loại, từng giống cây mới có thể làm được. Ví dụ cây dương, cây liễu là giống cây dâm cành dễ sống nhất, còn các giống cây như long não, quảng ngọc lan, hồng lại không thể như thế được. Bởi vì trong cành cây long não có một chất phát tán rất nhanh dễ làm cho cây khô héo, mặt khác, các tế bào ở các đốt của cây có khả năng phân chia rất kém, không thể hình thành nên “thể nguyên thuỷ” của rễ và mầm nên dâm cành này chúng không thể sống được .

Về kĩ thuật dâm cành, trải qua thực tiễn lâu dài, con người đã tích luỹ được kinh nghiệm rất phong phú. Ví dụ như nơi cắt cành phải ở dưới các đốt khoảng 2 - 3 milimét, vết cắt phải gọn, phẳng; khi cần thiết có thể dùng dao sắc gọt sạch vết cắt; dâm cành xuống đất ít lâu sau rễ sẽ mọc ra ngay từ đốt của cành rồi dần dần thành cây mới. Một ví dụ khác là việc dâm lá của cây hoa hải đường cóc cho thấy: lá cây này có một đặc điểm là các mạch lá của chúng có thể sinh ra các mầm bất định và rễ bất định. Khi cắt lá xuống, ta cần phải trích một vết thương ở nơi giao nhau giữa mạch chủ và mạch bên trên mặt lưng của lá, bằng sự chăm sóc thật cẩn thận, chỉ ít lâu sau, ở miệng vết thương sẽ nảy mầm rễ mới rồi mới hình thành cây con. Ngoài ra, các giống cây như khoai lang, ngô đồng thậm chí ta lấy rễ của chúng dâm xuống đất, chúng có thể mọc cành cây con mới. Nguyên nhân bởi vì ở bộ rễ của chúng có khả năng sinh ra mầm bất định

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình