Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao một số loài thực vật có thể ghép được?

Có một số loài cây có thể ghép lại với nhau. Điều này có được chính là nhở sự gợi ý trong trạng thái sinh tồn tự nhiên của chính các loài cây. Cũng như vậy, có một số loài cây chiết ra được cũng là do chính bản thân cây gợi ý mà ra.

Trong rừng cây rậm rạp, cỏ cây hoá lá suốt ngày bị gió thổi đu đưa, cành cây nghiêng ngả theo gió, trong tình trạng cây cối mọc tương đối rậm, cành cây thường xuyên va chạm cọ sát vào nhau, thi thoảng ta phát hiện ra cành của hai cây gần nhau sau khi cọ sát rồi dính vào làm một mà chúng vẫn tiếp tục phát triển.

Qua quan sát tỉ mỉ ta phát hiện ra rằng, chỗ hai cành ghép lại làm một chẳng những biểu bì hai cành hợp lại với nhau mà ngay cả tầng hình thành cũng liên kết lại với nhau. Bởi vì tổ chức tầng hình thành có các tế bào có khả năng phân chia rất mạnh mẽ. Trong điều kiện gió và ánh sáng thích hợp, những tế bào này nhanh chóng phân chia, sinh sôi nảy nở, các tế bào tiếp xúc trực tiếp với nhau tiếp tục phân hoá trở thành những tổ chức truyền dẫn. Khi tổ chứa này của hai cành cây kết hợp làm một; lúc ấy, dù ta có cắt rời phần dưới của một cành, thì phần trên của cành này vẫn dựa vào cành kia để hút chất dinh dưỡng mà tiếp tục phát triển. Đồng thời, lá cành này vẫn quang hợp để sản xuất chất dinh dưỡng để phục vụ cho rễ và cây kia, trở thành một trạng thái sống dựa vào nhau.

Xuất phát từ hiện tượng tự nhiên này, con người đã sáng tạo ra nhiều phương pháp khác nhau như phương pháp ghép vỏ, ghép mầm, ghép rễ, ghép cành... Đều có hiệu quả tốt.

Một số trường hợp ghép không thành công là do cây được ghép và cây ghép không có quan hệ thân thuộc. Nói chung mối quan hệ càng gần gũi bao nhiêu thì thành công càng chắc chắn bấy nhiêu (ví dụ cùng chủng loại, cùng giống nòi). Ngoài ra, còn phải chú ý tới mùa vụ ghép. Ví dụ, những giống cây rụng lá thì ghép vào màu xuân trước khi đâm chồi là thích hợp nhất; còn những cây không rụng lá thì ghép sau khi đâm chồi là tốt nhất. Bởi vì lúc đó, tế bào phân chia mạnh, nếu ta ghép cành thì tỉ lệ sống sót sẽ cao hơn, nhưng phải chú ý tới nơi ghép phải buộc chặt, không để nước mưa chảy vào được, có thể tăng cường thêm phân bón thì đảm bảo sẽ thành công.

Phương pháp này có nhiều ưu điểm. Ví dụ, trong trồng cây ăn quả ta sẽ giữ được phẩm chất của giống, cho quả sớm, nâng cao được khả năng chống sâu bệnh, chống úng, chống hạn, chống rét,... Ngày nay, phương pháp này đã trở thành phổ biến, các loại rau, hoa, cây cảnh đều có thể sử dụng phương pháp này để nâng cao sản lượng, giữ được phẩm chất và sức đề kháng với môi trường bất lợi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình