Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao thực vật di thực từ bắc xuống nam hoặc ngược lại thường không nở hoa hoặc chỉ nở hoa mà không kết trái?

Đã từng xảy ra một sự kiện như sau: nông dân tỉnh Quảng Đông nhìn thấy ở Hà Nam có một giống tiểu mạch rất tốt, bông nhiều hạt, năng suất cao, thế là họ bèn mua hạt giống này đem về trồng trên đất của mình. Do Quảng Đông thời tiết tương đối ấm, tiểu mạch mọc rất tốt và nhanh. Chẳng ai ngờ rằng, tiểu mạch chỉ tốt cây mà quên mất việc đâm bông trổ hoa. Trong khi các giống tiểu mạch ở địa phương đã bắt đầu thu hoạch, thì giống mạch ngoại lai này lại chẳng có gì cả.

Cũng đã từng có người mang giống đậu chín muội ở vùng đông bắc lên trồng ở Mam kinh, nhưng đáng tiếc là khi cây phát triển chưa đủ độ chúng đã nở hoa, vì vậy mà chẳng có quả nào cả.

Vậy nguyên nhân ở đâu đây? Làm sao để cho cây ra hoa kết quả đây? Hoá ra là thực vật muốn ra hoa kết quả nhất định phải trải qua một giai đoạn phát dục nhất định.

Chúng ta thường gọi việc nảy mầm, đâm cành, ra lá và cá thể cây to lên là “sinh trưởng”; gọi quá trình ra nụ, nở hoa, kết quả...  Là “phát dục”, vậy cây có phát dục được hay không thì phải xem xét điều kiện môi trường có thích hợp hay không?

Nghiên cứu sâu thêm, người ta phát hiện ra rằng, quá trình sinh trưởng và phát dục của cây từ khi hạt nảy mầm cho đến khi ra hoa kết quả được tiến hành theo từng giai đoạn, mà muốn hoàn thành giai đoạn nào đều cần có một điều kiện ngoại cảnh thích hợp, nếu không thì sự phát dục của giai đoạn đó sẽ không được tiến hành và dừng mãi tại giai đoạn đó. Ví dụ như giống tiểu mạch đông thì ít nhất phải hoàn thành hai giai đoạn phát dục mới có thể nở hoa, kết quả được.

Trong thời kì đầu của phát dục, ngoài cần nước và không khí ra, tiểu mạch còn cần một nhiệt độ nhất định mới hoàn thành giai đoạn phát dục thứ nhất, thông thường giai đoạn này được gọi là “giai đoạn xuân hoá”. Tiểu mạch đông là cây trồng mùa đông, “giai đoạn xuân hoá” của chúng cần nhiệt độ 0 độ c - 3 độ c trong thời gian 30 - 40 ngày. Nếu trong thời gian sinh trưởng mà chúng không có đủ quãng thời gian với nhiệt độ thấp như vậy thì sẽ không thể thông qua “giai đoạn xuân hoá” được. Nếu thiếu “giai đoạn xuân hoá này” thì cây không thể ra hoa kết quả được.

Giai đoạn thứ hai của tiểu mạch đông được gọi là giai đoạn chiếu sáng với một yêu cầu đặc biệt là thời gian chiếu sáng vào ban ngày phải dài thì tiểu mạch đông mới hoàn thành một cách thuận lợi hai giai đoạn phát dục đó để vào đầu hạ thì mới ra hoa kết quả được. Cây tiểu mạch đông ở hà nam trong giai đoạn phát dục thứ nhất yêu cầu khí hậu là phải vào xuân lạnh lẽo ở hà nam chứ không phải là khí hậu tương đối ấm áp ở quảng đông. Do vậy, cây tiểu mạch đông ở hà nam sống trên đất quảng đông không có được nhiệt độ thấp, không thoả mãn được nhu cầu của “giai đoạn xuân hoá”, không hoàn thành giai đoạn phát dục thứ nhất nên chúng không thể ra hoa kết quả được.

Giống đậu chín muội vùng đông bắc được gieo trồng vào mùa xuân khi tiết trời ấm áp, trong giai đoạn phát dục thứ nhất, chúng không đòi hỏi nhiệt độ quá thấp, nhưng sang giai đoạn phát dục thứ hai lại đòi hỏi thời gian chiếu sáng tương đối ngắn. Mọi người đều biết, so với mùa đông thì mùa hè ngày dài đêm ngắn hơn, càng lên phía bắc thì càng dài hơn. Giống đậu này thường qua mùa hè sang mùa thu thời gian chiếu sáng ngắn hơn mới hoàn thành giai đoạn hai. Nhưng khi nó được di thực về nam kinh, ngày hè ở đây ngắn hơn vùng đông bắc nên đậu kết thúc giai đoạn hai nhanh hơn, cây chưa kịp trưởng thành đã ra hoa rồi

Cho nên có thể nói rằng, không thể tuỳ tiện trồng cây ở đâu cũng được và không phải bất kì thời gian nào cây cũng đều có thể hoàn thành việc phát dục, nở hoa, kết trái được. Chúng ta hiểu được lý lẽ về sự ảnh hưởng đối với cây trồng của nhiệt độ và ánh sáng, lấy đó để làm căn cứ để di chuyển cây trồng từ vùng này sang vùng khác, tránh những tổn thương không đáng có.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình