Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao giống cây tạp giao có nhiều ưu thế?

Vào khoảng 1500 năm về trước, người ta đã bắt đầu cho ngựa mẹ giao phối với con lừa đực, kết quả lá ngựa mẹ sinh ra một đứa con không giống ngựa cũng không giống lừa và được đặt tên là con la. Đứa con này mang đặc tính ưu việt nhanh nhẹn, khoẻ và chạy tốt của loài ngựa và chống chọi được bệnh tật, tạp ăn của loài lừa, có nhiều ưu việt hơn hẳn mẹ và cha nó. Nói cách khác, nó biểu thị ưu thế của giống tạp giao.

Về sau, qua thực tiễn và nghiên cứu lâu dài, người ta phát hiện tính ưu việt này là phổ biến trong giới sinh vật. Chẳng những ở động vật mà thực vật cũng có hiện tượng này. Chỉ cần chúng ta mang hai loài động vật hoặc thực vật khác nhau cho tạp giao với nhau sẽ cho ra đời một con (hoặc một cây) lai có nhiều ưu điểm hơn hắn bố mẹ chúng. Trong sản xuất nông nghiệp, giống tạp lai thường biểu hiện các đặc trưng như sinh trưởng rất mạnh mẽ, chống chọi bệnh tật tốt, tính thích ứng rộng rãi, sản lượng cao, phẩm chất tốt,... Ví dụ, gần đây mở rộng diện tích gieo trồng giống tạp giao giữa ngô và cao lương, nói chung sản lương tăng lên 30 % đến 50 % so với giống phổ thông, thậm chí còn có thể tăng gấp đôi. Vì vậy, có người đã ví giống tạp giao của ngô và cao lương là “giống la” của cây trồng. Thực ra, không chỉ có một loài này, mà giống tạp giao của hai giống bông trồng trên đất liền và giống bông trồng trên đảo cũng rất tuyệt vời. Giống bông trồng trên đất liền cho sản lượng cao, chín sớm tạp giao với giống bông trồng trên các hải đảo chất lượng tốt, sợi dài cho ra đời giống bông tạp giao “hải lục” có rất nhiều ưu thế hơn hẳn, sản lượng của giống này cao hơn hẳn giống bông trồng ở hải đảo, thậm chí còn cao hơn cả giống bông trồng trên đất liền, còn độ dai thì vượt qua cả tiêu chuẩn của bông trồng ở hải đảo. Hiện nay, con người đang tiếp tục nghiên cứu làm thế nào để sản xuất và lợi dụng phương pháp này để thúc đẩy sản xuất lương thực có bước phát triển nhảy vọt.

Vì sao giống tạp giao có những ưu thế như vậy? Thông thường được giải thích rằng: bất kì chủng loại động vật hay thực vật khác nhau nào thì cơ sở di truyền trong chúng đều khác nhau, thông qua tạp giao, những cơ sở di truyền khác nhau đó được kết hợp lại với nhau, lực chọn cái tốt để bù đắp những cái chư tốt, làm cho nhược điểm mà một thực thể vốn có được một ưu điểm của một thực thể khác bù đắp. Đồng  thời, những cơ sở di truyền khác nhau sẽ được phát sinh tác dụng tương hỗ, ảnh hưởng lẫn nhau, nâng cao sức sống ngay trong bản thân giống tạp giao mà biểu hiện ra những ưu thế của giống tạp giao đó.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình