Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Thế nào là hạt giống nhân tạo?

Giống là một căn cứ cơ bản để cây trồng được bội thu hay không. Nếu giống tốt cộng với điều kiện gieo trồng thích hợp thì có thể nói rằng bội thu là chắc chắn.

Trong sản xuất nông nghiệp giống chia làm ba loại: một loại do phôi sinh ra như cây họ đậu, bông, cải dầu,...; một loại do quả sinh ra như hạt lúa, mạch, ngô,...; một loại nữa là do các cơ quan dinh dưỡng như rễ, thân của cây sinh ra, ví dụ như rễ cây khoai lang, thân khoai tây (củ), thân cây mía...

Giống nhân tạo không thuộc ba loại trên mà là do con người dùng phương pháp nuôi cấy mô tạo nên, tức là dùng thân lá cây trực tiếp tạo ra cây hoặc mầm dạng phôi, rồi bọc bên ngoài một lớp chất dẻo, làm chúng có khả năng như một cây giống rồi trực tiếp mang đi trồng.

Ví dụ giống rau tần nhân tạo chẳng hạn. Trước tiên, người ta cắt những thân cây non của cây cần non thành những phiến nhỏ rồi đặt những phiến nhỏ này lên một nền nuôi dưỡng trong điều kiện vô trùng để cho chúng hình thành nên những tổ chức gần như bị thương tổn màu vàng nhạt. Tiếp sau đó, mang những tổ chức này chuyển sang một nền nuôi dưỡng khác để nuôi dưỡng, các tế bào lúc này bắt đầu phân hoá dần dần hình thành nên rất nhiều thể dạng phôi hình viên ngọc màu xanh được gọi là “phôi tế bào thể”. Sau đó, bọc một lớp chất dẻo ra ngoài những thể phôi này và  như vậy đã tạo ra được cây giống rồi. Để nâng cao sức sống cho cây giống nhân tạo này và cải thiện môi trường sống của chúng, người ta còn cho thêm vào đó những loài vi sinh vật có ích, thuốc diệt cỏ hoặc thuốc trừ sâu,... Để cho chúng có được những ưu điểm mà một số cây giống tự nhiên không có được. Do lớp chất dẻo này gặp nhiệt độ dễ bị chảy ra dính lại với nhau nên phía ngoài, người ta còn bọc một lớp “chủng bì”. Sau khi đưa những cây giống nhân tạo này xuống đất, lớp “áo ngoài” này chịu tác động phân giải của sinh vật mà tự động rời ra.

Trong công ty sản xuất giống nhấn tạo, chỉ cần một cây rau cần, người ta có thể tạo ra được hàng triệu thể dạng phôi, mỗi phôi này tương đương với một cây giống.

Sản xuất cây giống nhân tạo là một biện pháp kĩ thuật cao, cũng là một bước đột phá lớn trong kĩ thuật trồng trọt. Biện pháp này có rất nhiều ưu điểm như phôi phát triển nhanh, số lượng nhiều, có thể hạ thấp giá thành và tiết kiệm sức lao động. Bởi đây là phương pháp sinh sản vô tính nên cây trồng đời sau mang ưu thế của giống cây cố định, không hề thay đổi.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình