Hoa của các loài cây là hoa lưỡng tính (cả nhị đực và nhụy cái trên cùng một bông hoa), ví dụ như hoa lúa, hoa bông, hoa cải dầu, hoa đào,...; nhưng ở một số loài lại có hoa đơn tính (hoa cái và hoa đực riêng lẽ) như hoa ngô, hoa mướp, có cây hoa đực và hoa cái cùng nở tên một cây như nhãn, dưa hấu, cây vải, hoa mướp; nhưng cũng có loài có cây nở hoa đực, có cây nở hoa cái riêng như hoa ngân hạnh, hương mộc qua, đay.
Tuỳ từng số cây mà số lượng và vị trí nở hoa đực và hoa cái khác nhau, nhưng biểu hiện giới tính của thực vật không ổn định hư động vật, ví dụ như loài cây dưa hồng là một loài thực vật cả hoa đực và hoa cái cùng nở trên một cây rất điển hình. Loài cây này nếu được trồng trong nhà kính, có thể phát hiện ra hoa cái (hoặc hoa đực) là loại hình quá độ của hoa lưỡng tính.
Khống chế giới tính của động vật dùng để chỉ dung phương pháp nhân tạo để thay đổi tỉ lệ các cá thể hoặc cơ quan đực cái của cây. Vậy có biện pháp nào để khống chế giới tính của thực vật không?
Chúng ta lấy hoa mướp làm ví dụ:
Sự thay đổi của điểu kiện môi trường bên ngoài có thể khống chế được giới tính của thực vật một cách có hiệu quả. Nói chung thời gian chiếu sáng tương đối ngắn, nhiệt độ tương đối thấp có lợi cho mướp hình thành hoa cái, còn ngược lại thì có lợi cho việc hình thành hoa đực.
Ví dụ, vùng trung và hạ lưu sông trường giang trong một năm có thể trồng mướp hai lần. Lần đầu vào mùa xuân, khi mầm hoa phân hoá thời gian chiếu sáng tương đối ngắn, nhiệt độ tương đối thấp nên hoa cái nở sớm, số lương nhiều; còn mướp trồng màu hè, do thời gian chiếu sáng dài, nhiệt độ tương đối cao nên hoa cái nở muộn, số lượng ít.
Hun khói cũng có thể làm tăng lượng hoa cái cho cây. Thành phần trong khói chủ yếu là khí cacbônic. Có người đã làm thí nghiệm và chứng minh được rằng, nếu dùng cacbônic 0,3 % xử lý mầm cây mướp thì khi ra hoa, tỉ lệ giữa hoa đực và hoa cái so với cây không được xử lý sẽ giảm từ 45,2 / 1 xuống còn 2,4/1. Nói chung hoa mướp đực thường ở sớm hơn hoa cái nhưng những cây đã qua xử lý bằng khí cacbônic thì ngược lại, hoa cái nở sớm hơn hoa đực. Như vậy, cacbônic đã có tác dụng nhất định đối với việc hình thành hoa cái. Ngoài mướp, các loại cây khác nhau như rau chân vịt, thảo mai, đay cũng có hiệu ứng tương tự.
Trong sản xuất, điều thực dụng nhất là lợi dụng một số chất điều tiết sinh trưởng (chất kích thích hoá học) để thay đổi giới tính của thực vật, được gọi là khống chế giới tính bằng hoa học. Có hai chất hiện nay thường dùng là bêxiti và thuốc 920. Nếu ta dùng dung dịch bêxiti 100 - 200 ppm phun lên mặt lá của cây mướp và bí đỏ khi chúng mới được 4 lá thì sẽ làm cho trong khoảng 10 - 20 đốt của thân cây leo chính nở thêm nhiều hoa cái hơn, thường chỉ phun một lần. Nếu muốn lượng hoa cái nhiều hơn có thể phun lần hai, thậm chí cây lúc đó chỉ nở hoa cái. Ngược lại, nếu cần nhiều hoa đực thì dùng dung dịch thuốc 920 25 - 50 ppm phun lên lá cây non khi cây mới mọc được 2 - 4 lá, cây sẽ nở rất nhiều hoa đực. Đây là hai loại thuốc thường dùng, nhưng hiện nay, người ta đã sản xuất ra được nhiều loại khác nhau cũng có tác dụng tương tự.
Vì sao phải nghiên cứu giới tính của cây? Đó là vì do rất nhiều loại cây kinh tế, giá trị kinh tế của các bộ phận hoặc cá thể mang giới tính khác nhau lại rất khác nhau. Ví dụ, tăng thêm số cây cái hoặc hoa cái sẽ làm cây ăn quả ra hoa sớm hơn, lượng quả nhiều hơn, sản lượng sẽ cao hơn. Một ví dụ khác, sức bền của sợi đay ở cây đực tốt hơn cây cái; măng của cây cái to hơn, chất lượng ngon hơn măng của cây đực. Nghiên cứu giới tính của cây có thể dựa theo nhu cầu của con người mà có định hướng khống chế, tạo ra lợi ích kinh tế lớn nhất. |