Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao một tế bào đơn có thể trở thành một cây?

Một số tế bào rất nhỏ chỉ có thể nhìn rõ được qua kính hiển vi. Chắc bạn sẽ nghĩ rằng, một tế bào bất kì của một thực thể thực vật khi xa rời cây chủ và trong điều kiện nuôi dưỡng nhân tạo có thể mọc thành một cây hoàn chỉnh hay không? Cây mọc ra liệu có giống cây cũ hay không? Rất nhiều tế bào trong một chiếc lá nhỏ liệu có thể mọc thành rất nhều cây được không? Đó có phải là chuyện ảo tưởng không? Không! Vấn đề hết sức thú vị này qua mấy chục năm cố gắng của các nhà khoa học cuối cùng đã trở thành hiện thực.

Trong câu chuyện thần thoại xưa kia, Tôn Ngộ Khônh chỉ cần nhổ một nắm lông tơ, thổi hơi tiên vào là chúng biến thành nhiều khỉ con. Chuyện tưởng như hoang đường đó trở thành hiện thực trong lĩnh vực nuôi trồng tế bào thực vật. Những năm 50 của thế kỉ 20 này, một nhà khoa học đã lấy ra tế bào đơn của rễ cây cà rốt tiến hành nuôi cây trở thành cây cà rốt. Sau đó rất nhiều nhà khoa học đã lấy tế bào phấn hoa để nuôi cây thành công ra những cây mới. Hiện nay, kĩ thuật này đã được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới.

Tế bào đơn có thể tái sinh trở thành một cây hoàn chỉnh giống như cây mẹ được các nhà khoa học gọi là tính toàn năng của tế bào.

Vì sao tế bào thực vật lại có tính toàn năng như vậy?

Một tế bào tách rời cơ thể mẹ, được nuôi dưỡng trong điều kiện thích hợp, có thể từ một tế bào phân chia thành một tập đoàn các tế bào rồi phát sinh sự phân hoá tổ chức, hình thành các cơ quan rễ, mầm,... Và trưởng thành cây. Mỗi tế bào của thực vật đều có toàn bộ những khả năng di truyền giống như cây mẹ. Những khả năng này giống như mật mã điện báo được chứa trên loại vật chất di truyền tức gien được tổ chức từ những chuỗi adn. Cho nên, các thời kì tế bào phân hoá, phát dục trong một môi trường nhất định sẽ kéo theo những bước đi nhất định để khởi động những gien khác nhau rồi lần lượt hợp thành những loại prôtít chuyên dùng khác nhau, làm cho tế bào sinh trưởng và phát dục theo một trật tự và phương thức nhất định. Lúc nào mọc rễ, mọc mầm, ra hoa, kết quả hoàn toàn phải dựa vào mật mã di truyền một cách nghiêm ngặt mà lần lượt biểu đạt ra bên ngoài để hình thành nên một cây non hoàn chỉnh và có đặc tính hình thái và sinh lý nhất định. Tính trạng của nó hoàn toàn giống cây mẹ.

Mấy năm gần đây, các nhà khoa học trung quốc đã nuôi cây thành công các loài cây như cà rốt, lúa nước, tiểu mạch, cải dầu, thuốc lá, mía,... Từ các tế bào cơ thể hoặc tập đoàn tế bào hoặc tế bào phấn hoa của chúng, công tác tạo giống đã có những phát triển mới

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình