Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao có thể tạo giống từ phấn hoa?

Bất kì hạt giống của cây trồng nào, một khi đã mọc mầm, mọc rễ, trải qua sinh trưởng, phát dục trong một thời gian nhất định thì nói chung đều nở hoa kết quả.

Ví dụ như cây lúa chẳng hạn, một hạt, trước khi hoa tạo phấn được gọi là hoa lúa, hoa lúa có cả nhị đực và nhụy cái. Nhị đực có túi phấn hoa bên trong có rất nhiều phấn hoa. Phấn hoa là do những tế bào đực so với tế bào cây là nhiễm sắc thể mang tính đơn bội, tức là số lượng nhiễm sắc thể chỉ bằng một nửa của tế bào cơ thể. ở cây lúa nước, tế bào cơ thể có 24 nhiễm sắc thể và như vậy tế bào phấn hoa chỉ có 12 mà thôi.

Túi phấn hoa lúa nước trong giai đoạn trổ bông thì sự phát dục của phấn hoa trong đó đang trong nhân đơn. Nếu như lúc đó ta lấy túi phấn hoa ra đưa vào môi trường vô trùng, dùng phương pháp nuôi cấy nhân tạo trong phòng tối ở nhiệt độ 25 - 28 độ c thì qua một thời gian sau túi phấn hoa biến thành màu nâu, ở giữa sẽ sinh ra một hay nhiều tế bào có tổ chức bị thương tổn. Khi những tế bào này lớn đến độ khoảng 1 milimét, ta sẽ đưa chúng vào một môi trường nuôi dưỡng khác, vẫn giữ ở nhiệt độ 25 - 28 độ c nhưng cần một lượng ánh sáng nhất định, và chỉ cần trong vòng 20 ngày chúng sẽ phân hoá thành mầm cây lúa, chuyển mầm này đi trồng thật cẩn thận nó có thể phát triển thành cây lúa. Những cây lúa này được tạo ra từ phấn hoa, vì vậy số lượng nhiễm sắc thể vẫn là đơn bội tính. Loài cây này không ra hoa, kết quả bình thường được, nhất thiết phải dùng thuốc kích thích mới có thể làm cho đơn bội thể thành hoa bội thể, mới có thể kết quả bình thường được.

Những cây này, do điều kiện nuôi dưỡng và nguồn gốc xuất xứ của chúng khác nhau, sau  khi trở thành cây đa bội thể thì nếu có trồng nó giữa cánh đồng, ta cũng có thể phát hiện sự khác nhau của nó. Ví dụ như cây cao thấp khác nhau, chín sớm muộn khác nhau, hạt to nhỏ khác nhau, ngay cả khả năng chống bệnh cũng mạnh yếu khác nhau. Có sự khác nhau nên có khả năng lựa chọn, những cây này được lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu của con người. Trước tiên chọn lọc chúng thành hệ cây rồi cuối cùng trở thành một quần thể - giống mới, đây chính là phương pháp tạo giống bằng phấn hoa. Phương pháp này có một đặc điểm là một khi đã tuyển lựa được cây đơn ưu việt sẽ ổn định không thay đổi, do đó có thể rút ngắn thời gian tạo giống.

Phương pháp này được các nhà khoa học trung quốc đi tiên phong, họ đã sử dụng nó để tạo ra các loại giống mới cho năng suất cao

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình