Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Quả hồng mới hái tại sao không được ăn ngay?

Trong một vườn quả, nếu bạn đưa tay hái xuống một quả hồng chín mọng rồi đưa ngay lên miệng rồi sẽ thấy quả hồng có vị rất chát, thậm chí chát đến nỗi không ngậm miệng lại được.

Tại sao quả hồng đã chín mà khi mới hái xuống lại có vị chát như vậy. Đó là do sự “tác quái” của một chất có tên là Tananh trong quả hồng và một số loại quả khác có chứa rất nhiều tế bào tananh. Cùng với sự lớn dần của quả, các tế bào tananh cũng trở nên to hơn nhiều. Hàm lượng tananh nhiều hay ít tuỳ thuộc vào từng loại quả, có loại quả có nhiều, có loại có ít, có loại quả tự làm mất vị chát, có loại thì lại không thể tự làm điều đó.

Quả hồng được chia làm hai loại: chát và ngọt. Quả hồng ngọt khi chín sẽ tự mất đi vị chát, có thể ăn ngay sau khi hái từ trên cây xuống. Quả hồng chát không có khả năng tự làm mất vị chát mà cần có sự xử lý của con người mới có thể ăn được.

Quả hồng chát hay không chát tuỳ thuộc vào các tế bào tananh thuộc loại có thể hoà tan hay không thể hoà tan. Loại có thể hoà tan sẽ có vị chát, loại không thể hoà tan sẽ ngọt. Khi tiến hành xử lý, người ta sẽ làm cho chất tananh có thể hoà tan chuyển hoá thành chất tananh không thể hoà tan. Sau khi qua xử lý, những quả hồng chát cũng trở nên ngon miệng

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình