Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Các em có biết tại sao cây ăn quả có năm ra nhiều có năm ra ít quả không?

Các loài cây ăn quả thường ra rất nhiều trái vào năm đầu, năm thứ hai ít đi và năm thứ ba lại nhiều trở lại. Hiện tượng này lặp đi lặp lại một cách rất có quy luật.

Tại sao các loài cây lại có năm ra nhiều, có năm ra ít quả như vậy?

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này chính là vấn đề dinh dưỡng. Vào mùa thu hằng năm, các loài cây đều tiến hành chuẩn bị để kết quả vào năm tới. Số lượng quả nhiều hay ít quyết định bởi hoa từ năm trước. Trong những năm có nhiều quả, chất dinh dưỡng được dùng đã cung cấp cho những quả đang trong thời kỳ phát triển nên các cành khó có thể nhận được lượng dinh dưỡng cần thiết, không đủ để đáp ứng nhu cầu ra hoa. Vì thế mà năm sau mới có ít quả hơn. Ngược lại với hiện tượng trên, vào những năm có ít quả, lượng dinh dưỡng tích luỹ được sẽ nhiều hơn và các cành cây có đủ chất dinh dưỡng cần thiết để đơm hoa, kết quả là năm sau cây lại ra nhiều trái.

Hiện tượng quả ra với số lượng không đều như trên rất bất lợi với người sản xuất. Để có thể liên tục có những năm được mùa, người sản xuất phải biết quản lý dinh dưỡng một cách khoa học. Vào những năm có nhiều quả còn phải biết cách cân bằng số lượng hợp lý mới có thể tránh được hiện tượng năng suất không đều

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình