Cây trồng chuyển gen là một thành tựu lớn của nhân loại. Con người đã phát hiện được vô số gen quý hiếm đưa vào bộ gen của cây trồng, không chỉ chuyển gen từ những cây có quan hệ phân loại khác nhau sang cho nhau mà còn chuyển gen từ các sinh vật (nhất là vi sinh vật) sang cây trồng. Hiện nay, thế giới đã có 4.000 loại cây thực phẩm có liên quan đến chuyển gen, và khoảng 4 triệu ha diện tích cây trồng chuyển gen, chủ yếu nằm ở Hoa Kỳ. Các cây như thuốc lá, đậu tương, ngô, bông, cà chua, khoai tây... được xem là có tỷ lệ chuyển gen lớn...
Lấy ví dụ từ Trung Quốc, năm 1993, Bộ KH-KT của nước này đã ban hành điều lệ quản lý an toàn về công nghệ gen. Năm 1996, Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã đề xuất các biện pháp cụ thể để triển khai điều lệ này. Trung Quốc đang mở rộng dần diện tích trồng thuốc lá mang gen kháng virus gây bệnh đốm lá và bông mang gen kháng sâu hại. Hiện nay, Trung Quốc còn phê chuẩn 6 loại thực vật chuyển gen, trong đó có: ớt ngọt, cà chua... Để đưa loại thực phẩm chuyển gen mới ra thị trường Hoa Kỳ, Trung Quốc đều phải nghiên cứu kỹ lưỡng và thực nghiệm trên các động vật trong thời gian ít nhất là 6 năm. Còn việc các nước khác phản đối cây trồng chuyển gen là vì sợ làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học (dùng toàn giống mới nhập mà bỏ quên đến mức tuyệt chủng nhiều giống bản địa), sợ khả năng gây độc hại mãn tính cho người, động vật, ngoài ra, còn một số lý do khác về: cạnh tranh kinh tế, cạnh tranh thị trường. Việt Nam đang ở giai đoạn xây dựng các quy chế bảo đảm an toàn đối với các sinh vật chuyển gen (GMO), trong đó các cây trồng chuyển gen (GMC). Một số phòng thí nghiệm ở nước ta cũng đang được từng bước tiến hành các thực nghiệm chuyển gen vào cây trồng |