Chất diệp lục là một loại hợp chất có màu trong tế bào của lá cây, ở ngoài cũng bao bọc bằng hai lớp màng mỏng, ở bên trong lại có một màng phức tạp do các túi dẹt tạo thành, tích tụ thành các hạt. Thể diệp lục gồm có diệp lục tố và men, chúng có khả năng quang hợp để sinh ra tinh bột và chất béo.
Thể diệp lục có kích thước tương đối lớn, lại có màu nên dễ quan sát. Nhưng nếu ngắt một mảnh lá cây hay lá cỏ đem quan sát dưới kính hiển vi thì bạn sẽ không thể nhìn thấy được thể diệp lục. Bởi vì lá cây, lá cỏ do nhiều tế bào kết thành, ở các tế bào lại có các bóng khí phản xạ ánh sáng thì khi quan sát dưới kính hiển vi sẽ nhìn thấy lá cây và một đám hỗn loạn rất khó phân biệt đâu là thể diệp lục.
Nếu các bạn dùng thủy miên, cùng các loại tảo như rong Canada, rong đen, bèo... để quan sát thể diệp lục thì khó hơn nhiều, vì bên trong tế bào các loại tảo, bèo cũng có tích tụ nhiều tinh bột và chất béo phản xạ ánh sáng. Tuy nhiên chỉ cần để chúng ở nơi tối khoảng 5 – 6giờ để chúng không tiến hành quang hợp được rồi đem quan sát dưới kính hiển vi, ta sẽ dễ dàng thấy được thể diệp lục. Các loại ngồng non của cây có lá mỏng ở trên đất liền cũng khá dễ quan sát. |