Do lực hấp dẫn của trái đất mà cây cỏ trên mặt đất mới không mọc hướng xuống đất làm cho cây không có trái. Cây nông nghiệp có bón phân và không bón phân sinh trưởng khác nhau xa. Cây thiếu phân vừa vàng vừa nhỏ, quả bé. Loại cỏ tạp được bón phân cũng có rễ sâu, lá xanh tốt. Với loại cây ăn quả mà ít chất dinh dưỡng sẽ ra hoa quá sớm giống như một kẻ bị bệnh còi xương.
Để thu được càng nhiều lương thực nông dân phải bón phân để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cây. Tục ngữ có câu: “Đất không phân như vừa mù vừa lẫn”. Trồng cây vào đất không có phân bón, nhất định mùa màng không thể thu hoạch tốt được. Thế tại sao cỏ tạp vẫn mọc được từ đất bỏ hoang lâu năm?
Nguyên nhân là vì khi sinh vật chết rơi tự nhiên trên bề mặt đất bị các loại vi sinh vật phân giải trở thành các chất hữu cơ nuôi sống cây cỏ. Trong giới tự nhiên, các chất dinh dưỡng được tuần hoàn theo kiểu đó. Nhưng ở nhiều địa phương, sau khi thu hoạch mùa màng, các vật được phơi khô và người ta thu nhặt đi. Các loại đất đai lâu ngày không bón phân sẽ ngày càng bạc màu. Đây không phải là mối lo đột xuất trong nông nghiệp. Trong vòng 100 năm qua công nghiệp đã làm cho các miền đất xung quanh đến cỏ cũng không mọc được. Có thể là trong mấy ngàn năm đất đai không ngừng được canh tác làm cho không ít đất đai biến thành sa mạc |