Có thể gà đang mắc bệnh thương hàn. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà, nhưng xảy ra nhiều ở gà đẻ và gà siêu thịt. Đàn gà đẻ sẽ giảm năng suất trong thời gian dài sau khi nhiễm bệnh thương hàn. Bệnh lây lan chủ yếu thông qua thức ăn và nước uống.
Biện pháp phòng ngừa vẫn thuộc qui trình phòng bệnh chung cho đàn gà (như sử dụng kháng sinh định kỳ, sát trùng chuồng,…), ngoài ra nếu sử dụng thức ăn tự pha trộn ta cần chú ý nhiều đến chất lượng của bột cá, nếu chế biến không tốt thì bột cá rất dễ nhiễm mầm bệnh thương hàn, chú ý đến nguồn nước uống, hệ thống ống dẫn nước,… Thường xuyên khử trùng nước uống của gà và định kỳ khử trùng đường ống nước bằng thuốc Aquasept (1 viên /5 m3 nước).
Khi phát hiện trong đàn có gà biểu hiện bệnh ta cần thực hiện một số việc sau:
Giảm hàm lượng đạm trong thức ăn từ 30-50% hàm lượng đang sử dụng (giảm đạm bằng cách trộn thêm bột bắp hoặc tấm vào thức ăn đng sử dụng). Trường hợp bệnh nặng có thể chỉ sử dụng thức ăn tinh bột (bột bắp, tấm,..) trong vòng 3-5 ngày. Khi đàn gà có biều hiện hồi phục ta cần tăng hàm lượng đạm của thức ăn trong vòng 7 ngày để đạt mức bình thường. Có thể bổ sung thêm trong thức ăn các acid amin thiết yếu cho gà, như: lysine Methioine trong những ngày giảm hàm lượng đạm của thức ăn.
Sử dụng kháng sinh Baytrill 10% (1 cc/10 kg gà/ngày. liên tục 3-5 ngày), kết hợp với các thuốc trợ sức và trợ tiêu hoá, như: Acid-Pak4-Way, Multivitamin AT12,…
Kiểm tra lịa nguồn thức ăn và nước uống để hạn chế mầm bệnh tiếp tục nhiễm thông qua 2 đường này.
Tóm lại: Biện pháp phòng ngừa và điều trị bệnh thương hàn chủ yếu là quản lý và can thiệp vào thức ăn và nước cuống. Thức ăn được pha trộn và chế biến hợp vệ sinh và nguồn nước uống được khử trùng sẽ là biện pháp tốt nhất để phòng ngừa bệnh thương hàn cho đàn gà |