Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Nhựa cây từ đâu mà ra?

Mỗi bộ phận nhỏ trong cơ thể con người đều nhận được máu từ một “cái máy bơm” duy nhất trong cơ thể là trái tim. Cũng vậy, mỗi bộ phận nhỏ trong thân thảo mộc cũng đều nhận được nước và thức ăn mà người ta gọi là nhựa cây. Nhưng thảo mộc làm gì có “trái tim”? Vậy, bằng cách nào thảo mộc đem lương thực đến cho từng phần nhỏ trong thân của nó? Ta đừng tưởng là khoa học ngày nay đã lý giải được một cách thoả đáng bí mật này. Tất nhiên, đã có nhiều lý thuyết đưa ra nhằm giải thích hiện tượng này, nhưng chưa có một lý thuyết nào đưa ra giải đáp được toàn diện và hoàn toàn thích đáng.

Một trong những giả thuyết đó là thuyết “sức ép thẩm thấu”. Nơi các sinh vật, các chất (dinh dưỡng) hoà tan trong chất lỏng thấm qua màng. Khi có một dung dịch hóa chất tiếp xúc với màng thì dung dịch đó trương ra sức ép vào màng. Nếu trong dung dịch có nhiều phân tử thì sức ép ấy càng mạnh và một số phân tử sẽ thấm qua màng. Chất khoáng và nước –“lương thực” nuôi cây – được rễ cây hút vào. Nói cho đúng, không phải là rễ cây chủ động hút vào mà là vì đất chứa nhiều chất khoáng hơn thân cây, do đó, “sức ép thẩm thấu” làm cho chất khoáng “chui vào”, thấm vào cây. Dung dịch chất khoáng nằm trong tế bào cây. Nước trong dung dịch bị bốc hơi. Bằng cách này, nước ở dưới đất từ từ bốc lên cao qua thân cây.

Một cách giải thích khác nữa mệnh danh là thuyết “đổ mồ hôi”. Sự thoát hơi nước ở lá cây được gọi một cách bóng bẩy, sống động là “đổ mồ hôi”. Sự thoát hơi này khiến cho phân tử nước ở trên “kéo” phân tử nước ở dưới lên, cứ như vậy, nước từ dưới đất được dẫn lên cao trong thân cây. Nói cách khác, sự “đổ mồ hôi” tạo ra một sức kéo lên. Nước thoát hơi ở các tế bào lá, do đó tạo ra bảng chân không ở những tế bào nằm ở ngay phía dưới bề mặt lá. Những tế bào có khoảng chân không này sẽ “kéo” chất dinh dưỡng của tế bào bên dưới lên để lấy nhựa sống. Cứ như vậy, các phân tử nước “kéo” nhau khiến cho mọi phần của một cây nhận được nhựa sống

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình