Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Nấm mũ độc từ đâu ra?

Đôi khi, sau ngày mưa, trên sân cỏ bỗng có nhiều nấm mũ độc xuất hiện, cứ như là do phép màu làm ra vậy. Tất nhiên là chẳng có phép màu nào dính dáng vào đó cả. Nấm mũ độc mọc lên là do các bào tử. Nấm mũ độc và nấm thì cũng chỉ là một thứ, không có sự khác biệt giữa chúng.

Cái nấm kiểu mẫu bao gồm thân nấm hình ống gọi là “stipe” (cuống) và một cái nón gọi là “pileus”. Trên đầu thân nấm có một cái cổ tròn gọi là “khoen” (annulus). Phía dưới cái nón có những cái vây mọc từ trong ra mép nón gọi là “lamellae”. Đây chính là nơi chứa các bào tử.

Các bào tử nấm có vai trò tương tự như hạt giống, tuy nhiên, ta đừng lầm lẫn nó với hạt giống. Trong một các nấm có rất nhiều bào tử. Nấm thường cũng vậy, có rất nhiều bào tử. Bởi vậy, chỉ cần đem một vài cái nấm đi nơi khác, hoặc gió thổi các bào tử này đi là nơi đó có thể có nấm mọc. Khi bào tử rụng xuống một nơi có nhiệt độ, độ ẩm và “lương thực” thích hợp thì bào tử - vốn chỉ là một đơn bào – sẽ hấp thụ thức ăn và phát triển bằng sự phân bào thành một chuỗi tế bào nom giống như chuỗi tràng hạt. Chuỗi hạt này được gọi là “hypha” (khuẩn ty). Một mó khuẩn ty này họp lại được gọi là “mycelium” (thể sợi nấm). Rải rác trên thể sợi nấm này có những trái banh nhỏ còn thua cái đầu kim. Nhưng chính những “trái banh” này sẽ phát triển thành cây nấm.

Bạn thấy nấm mũ độc hay nấm thường thình lình mọc rộ lên như có phép màu phải không? Không thình lình chút nào đâu, vì để thành nấm, nó đã phải qua cả một quá trình dài như vừa mô tả ở trên. Sự xuất hiện của nấm chỉ là giai đoạn kết thúc của một quá trình mà khởi đầu là bào tử, một quãng đường đâu phải là ngắn và đơn giản, phải không bạn?

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình