Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
vì sao ngó sen bẻ ra có những sợi tơ dính với nhau?

Bẻ một ngọn ngó sen, ta sẽ thấy có nhiều sợi như những sợi tơ dính với nhau. Không chỉ ở ngó sen mà ngay ở cuống lá cũng có hiện tượng tương tự. Nếu chúng ta lấy một cây bẻ ra thành nhiều đoạn, những sợi tơ được kéo ra sẽ khá dài, từng đoạn từng đoạn thân được bao trùm một lớp tơ mỏng trông rất đẹp

Vì sao lại có hiện tượng như vậy?

Chúng ta hãy quan sát cấu tạo của ngó sen, thực vật muốn sinh trưởng phải có những tổ chức để vận chuyển nước và chất dinh dưỡng. Tổ chức dùng vào vận chuyển của thực vật chủ yếu là các ống dẫn do các tế bào hình ống dài tổ chức nên. Ở một phần nhất định thuộc phần vách trong của đường ống đó có độ dày đặc biệt (chứ không phải tất cả các ống đều dày như vậy) hình thành nên những vân hình vòng tròn, loại hình thang, loại hình lưới, mà phần dày lên cả đường ống dẫn của ngó sen lại liên tục thành hình xoáy trôn ốc. Trong các bó ống sợi xenluylô của ngó sen và cuống sen, những ống dẫn loại này rất nhiều. Khi bẻ một đoạn hay cuống sen ra, phần xoắn ốc đó bị kéo ra, hình thành những sợi tơ nhỏ hình xoắn ốc giống như chiếc lò xo sau khi bị kéo căng ra vậy

Nếu ta dùng một con dao thật sắc để cắt ngó sen hoặc cuống lá sen thì rất ít khi nhìn thấy các sợi tơ nhỏ nơi vết cắt, bởi vì các mối liên kết giữa các tế bào đã bị cắt đứt, sẽ giống như các lò xo bị chặt đứt vậy

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình