Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao khi hạt nảy mầm, lúc cần nhiều nắng, lúc cần ít?

Khi hạt gặp được lượng nước đầy đủ, nhiệt độ thích hợp, và đủ không khí, chúng sẽ dần “tỉnh” lại và bắt đầu mọc mầm

Vấn đề khi hạt mọc mầm cần nhiều hay ít ánh sáng, đã có người tiến hành 1 thí nghiệm như sau: lấy hạt của tiểu mạch, yến mạch, đậu, hướng dương, cây răng cưa và thuốc lá mỗi thứ 100 hạt gieo riêng ra từng chậu một, dưới đáy chậu dải 1 lớp phù sa mỏng rồi đặt tất cả các chậu vào một chỗ ấm và sáng, nhưng lai dùng một chiếc chụp màu đen che chúng lại để chúng mọc mầm trong điều kiện bị tối. Đồng thời cũng dùng cách thức tương tự, nhưng những chậu đối chứng này không bị che lấp mà để mọc mầm trong điều kiện ánh sáng. Kết quả là các loại hạt như tiểu mạch, yến mạch, đậu, hướng dương thì việc nảy mầm ở 2 điều kiện khác nhau đó lại chẳng khác gì nhau, chẳng hề ảnh hưởng gì đến chúng cả. Nhưng với hạt thuốc lá, cỏ răng cưa thì hoàn toàn ngược lại, số nào không bị che lấp mọc mầm tốt hơn, còn số bị che đi hoàn toàn không nảy mầm; một số loại khác như thiên đầu thảo, cà độc dược, hoa mào gà, hành tây... Cũng giống như vậy. Thú vị nhất là loài hubôlông “hoa bia”, trước khi mọc mầm 3 ngày, nhất thiết phải đặt chúng vào chỗ tối thời gian còn lại phải đặt chúng ra chỗ ánh sáng chúng mới mọc mầm được. Cũng có một số loại hạt, khi nảy mầm rất mẫn cảm với ánh sáng, chỉ cần một khoảng lộ sáng rất ngắn là đủ, ví như một số giống thuộc họ cúc (hoa cự)

Căn cứ vào quan hệ của việc nảy mầm với ánh sáng, có người đã chia hạt thành 3 loại: loại không hoặc chậm mọc mầm trong bóng tối, nhưng lại mọc rất khoẻ khi chiếu sáng gọi là hạt “thích ánh sáng”; loại ở trong bóng tối thì mọc tốt, nhưng ra ánh sáng thì lại rất khó khăn gọi là loại “ghét ánh sáng”; còn một loại hạt thì chẳng liên quan gì đến ánh sáng, gieo vào đâu cũng nảy mầm được. Từ thí nghiệm trên có thể thấy rằng hạt khi nảy mầm có loại cần ánh sáng nhiều, có loại cần ít, có loại thậm chí không cần, đó hoàn toàn là do các đặc tính khác nhau của chúng tạo nên. Những đặc tính này có quan hệ mật thiết với môi trường sinh trưởng tự nhiên của vùng đất chúng vốn được sinh ra. Nhìn tổng thể thì hạt thuộc loại thứ hai và loại thứ ba chiếm số lượng lớn

Khi đã nắm được các đặc điểm nảy mầm của các loại hạt, trong trồng trọt chúng ta phải hết sức chú ý, những loại hạt “thích ánh sáng” cần phải gieo gần mặt đất hơn, hoặc trước khi gieo mang chúng đi xử lý bằng ánh sáng hoặc các xử lý thích ánh sáng trước khi mang đi gieo; còn loại hạt “ghét ánh sáng thì cần gieo chúng sâu hơn ở một độ sâu thích hợp nhằm tránh tác nhân ánh sáng gây bất lợi cho chúng, có như vậy mới nâng cao hiệu suất nảy mầm của hạt được

Dù nói gì đi chăng nữa, khi hạt nảy mầm, căn cứ vào các đặc tính của hạt để có thể xử lí theo nhu cầu cần hay không cần ánh sáng, nhưng sau khi chúng đã nảy mầm thì nhất thiết cần phải có ánh sáng để chúng tạo thành chất diệp lục, sản xuất ra chất dinh dưỡng cung cấp cho cây sinh trưởng và phát triển

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình