Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Quả và hạt có gì khác nhau?

Rất nhiều người cho rằng quả to thì hạt nhỏ; cũng có người cho rằng hạt nằm trong quả. Thực ra phân biệt quả và hạt như vậy đều không khoa học cả

Vậy, suy cho cùng quả và hạt có gì khác nhau? Muốn làm rõ vấn đề này cần phải xem xét quá trình hình thành của quả và hạt

Thực vật phát triển đến một giai đoạn nhất định sẽ phải thụ phấn thụ tinh để duy trì nòi giống cho đời sau. Sau khi hoa nhuỵ cái thụ tinh, các bộ phận hoa thay đổi rõ rệt, đài hoa và tán hoa khô héo đi, ngay cả đầu cuống của nhuỵ cái và nhị đực cũng héo đi, chỉ còn một bộ phận tồn tại, noãn trong phần này phát dục trở thành hạt. Đồng thời, bộ phận chứa noãn cũng phát triển thành quả

Quả có thể phân thành 2 loại là quả thật và quả giả.quả thật là do bộ phận của nhuỵ cái tạo nên, ví dụ như quả đào, quả mai, quả mận, quả hạnh... Phía ngoài những vỏ này là một lớp vỏ mỏng, phần thịt quả dày, nhiều nước gọi là vỏ quả giữa, nhân cứng gọi là vỏ quả trong, nhân trong nhân mới gọi là hạt. Quả giả là do cánh hoa, đài hoa của nhị đực tạo nên. Phần thịt quả dày của táo và lê chính là do đài hoa và nhị đực tạo nên, phần ăn được chủ yếu là đài hoa; còn ở phía quả thực thì lại là những hạt nhỏ, cứng được phân bố trên đài hoa, được gọi là quả gầy nhỏ. Loại quả do rất nhiều quả nhỏ tập trung ở trên đài hoa còn được gọi là quả tụ hợp, như cây thảo mai, liên phùng hay ngọc lan. Nếu quả do toàn bộ sự sắp xếp trên cuống hoa phát dục mà ra thì gọi là quả cự hoa, như quả dâu, quả thông hoa, quả dứa...

 trong cuộc sống hằng ngày, còn có nhiều loại quả và hạt dễ làm ta lẫn lộn; rất nhiều người cho rằng hướng dương là hạt, thực ra không hẳn như vậy, phần mà ta ăn được mới là hạt còn phần vỏ bỏ đi mới là quả, những cây khác như lúa mạch ngô, thông thường thường được gọi là hạt này đều là do một bộ phận gọi là “tử phòng” sinh ra, thực sự là một loại quả, các nhà thực vật học gọi là quả một hạt. Loại quả này do vỏ quả và vỏ hạt hợp lại làm một khó tách rời nhau, cho nên người ta gọi là hạt. Ví như quả ngân hạnh vừa mềm lại vừa thơm, tên thường gọi là quả trắng lại thực sự là một loại hạt, vì nó do đài phôi phân hoá ra mà thành

 Điều thú vị là, có một số quả cây lại không có hạt, như chuối tiêu, nho không hạt, dưa hấu, na không hạt. Trong những loại quả trên, việc chúng không có hạt là do con người can thiệp và xử lý bằng thuốc tạo nên. Nhưng cũng có loài có quả chỉ có hạt, như loài thông tuyết, thông lá kim, cây tùng... Chúng thuộc họ thực vật hạt trần, mà đa số thực vật họ này noãn của chúng không có đài bao bọc, nên không thể thành quả được, hạt đành phải phơi trần trụi ra ngoài nên mới có tên như vậy

 Do vậy phân biệt hạt và quả, trước tiên phải xem xét chúng được trưởng thành từ bộ phận nào của hoa mà ra

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình