Nói chung phần lớn các loài hoa đều có mùi thơm, nhưng không phải là tất cả. Vì sao có loài hoa thơm, có loài lại không thơm?
Trước tiên, chúng ta hãy xem xét nguồn gốc của mùi thơm
Sở dĩ, hoa có mùi thơm là vì trong bông hoa có một (nhà máy) sản xuất mùi thơm, đó là tế bào dầu. Sản phẩm của (nhà máy này) chính là dầu thơm, dầu này liên tục được phát tán ra ngoài qua đường ống dẫn dầu, và trong điều kiện nhiệt độ bình thường, nó sẽ được phát huy cùng với thuỷ phần trong hoa mà biến thành thể khí để bay ra ngoài. Do loại dầu thơm này, ở các loại nhị hoa khác nhau cũng khác nhau, cho nên nồng độ mùi thơm cũng khác nhau
Sở dĩ, chúng ta ngửi thấy mùi thơm là do những phân tử thuộc dạng thể khí của dầu thơm khuyếch tán vào trong mũi chúng ta. Dầu thơm nếu bị ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ bốc hơi rất nhanh. Do vậy khi trời nắng đẹp thì hương thơm càng đậm, càng bay xa hơn. Ngoài ra, trong một số loài hoa, tuy không có tế bào dầu thơm này, nhưng trong quá trình trao đổi chất, các tế bào cũng liên tục sản sinh ra dầu thơm. Có một số loài hoa, tế bào của nó không thể sản xuất dầu thơm nhưng lại chứa một loại đường, tuy bản thân loại đường này không có mùi thơm, nhưng khi được chất men phân giải lại có thể sinh ra mùi thơm
Vì sao có một số loài hoa không thơm, nói một cách đơn giản là trong hoa không có tế bào dầu cũng không có loại đường như trên. Một nhà máy không có nguyên liệu sản xuất ra mùi thơm thì đương nhiên không thể sản xuất ra mùi thơm được
Tế bào dầu trong hoa không phải tất cả đều thơm, thậm chí một số còn có mùi thối nữa, cá biệt có loài rất thối, ví dụ như loài hoa cây niễng, lan mộc hương, hoa đại vương v.v... Khi hoa nở toả ra mùi thối rất khó chịu. Với những loài hoa này, chẳng riêng gì con người mà ngay cả loài ong và bướm cũng phải “kính nhi viễn chi”. Nhưng chỉ riêng một loài là nhặng lại đặc biệt thích mùi thối, chúng bám chặt không chịu bay đi
Tóm lại, hoa thơm hay không thơm vấn đề mấu chốt là ở tế bào dầu. Còn việc thơm hay thối lại là do những chất khác nhau chứa đựng trong tế bào dầu của các loài cây khác nhau sản sinh ra các mùi khác nhau mà thôi
Vậy dầu hình thành trong cơ thể thực vật ra sao?
Nó có ý nghĩa sinh lý đối với thực vật thế nào? Một số vấn đề này, trước mắt giới khoa học vẫn chưa tìm được lời giải đáp thoả đáng
Thông thường mọi người đều cho rằng: loại dầu mà thực vật chứa trong cơ thể của nó là sản phẩm cuối cùng của sự trao đổi chất của bản thân thực vật; nhưng cũng có người lại nói đó là những chất bài tiết ra của cơ thể sinh vật hoặc những chật phế thải trong quá trình sinh lý của chúng. Đại đa số các nhà khoa học lại cho rằng chất dầu này là do chất diệp lục qua quá trình quang hợp tạo ra. Lúc đầu chúng được phân bố trên khắp cơ thể của thực vật, cùng với sự sinh trưởng của thực vật, cuối cùng phải căn cứ vào đặc tính sinh lý của các loài khác nhau mà tồn trữ ở các bộ phận khác nhau của thực vật; có loại chứa trong thân và lá như loài bạc hà, cỏ thơm chẳng hạn; có loại chứa trong thân cây như đàn hương; có loài chứa ngoài vỏ như cây quế; có loài chứa ở phần củ dưới đất như gừng; có loại chứa trong quả như cây hồi, cây chanh...; nhưng nói chung, loại dầu này thường được chứa phần lớn trong hoa
Sự tồn tại của loại dầu này trong cơ thể thực vật trên thực tế, có tác dụng nhất định. Rõ ràng nhất là nó có thể thu hút các loại côn trùng tới giúp thụ phấn cho hoa nhằm phát triển thế hệ mai sau. Mặt khác, nó còn giúp giảm bớt sự bốc hơi của nước, hoặc có thể dùng mùi thơm gây độc hại cho những loài thực vật ở gần nó nhằm mục đích bảo vệ mìn |