Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao cây dạ hương toả mùi thơm đậm vào ban đêm?

Rất nhiều loài thực vật chúng ta thường thấy ban ngày hoa nở rất nhiều, sau khi hoa nở đã toả hương thơm ngát. Riêng cây dạ hương lại không như vậy, chúng chỉ toả hương vào ban đêm. Vì sao lại như vậy?

Tính cách khác thường của dạ hương được tạo nên dần dần qua bao đời với thời gian rất dài. Rất nhiều loài thực vật đều phải dựa vào các loại côn trùng để thụ phấn để truyền lại giống nòi cho đời sau. Những loài thực vật này, ban ngày hoa nở hương lan toả khắp nơi nghênh đón các sứ giả. Còn cây dạ hương lại dựa vào loài bướm để thụ phấn; trong đêm tối, mùi hương toả ra ngào ngạt hấp dẫn những vị khách có cánh đến thăm và giúp thụ phấn. Tập tính này của dạ hương là một sự thích ứng với môi trường mà thôi

Dân gian có câu: “hoa không được nắng hoa không thơm” hoàn toàn có lý. Khi ánh nắng mặt trời chiếu vào, do nhiệt độ tăng lên khiến cho dầu trong cây phát huy tác dụng bốc mùi rất thơm

Hoa dạ hương lại hoàn toàn khác, ban ngày chúng rất ít nở hoa mùi thơm chỉ thoang thoảng. Về đêm, tuy không có ánh sáng mặt trời, nhưng mùi thơm lại rất đậm. Vì sao lại như vậy?

Nguyên nhân là do cấu tạo của cánh hoa khác với các loài khác. Nó có một đặc điểm là các lỗ khí trên cánh hoa khi độ ẩm càng tăng thì lỗ cáng mở rộng hơn, dầu thơm bốc hơi càng nhiều hơn. Ban đêm, tuy không có mặt trời, nhưng độ ẩm lại tăng lên làm cho các lỗ khí mở rộng ra, chất khí thơm thoát ra ngoài càng đậm đặc hơn. Nếu bạn chú ý một chút sẽ phát hiện thấy rằng hoa dạ hương ngay trong ngày trời mưa ẩm ướt mùi thơm cũng đậm hơn ngày nắng ráo, đó là vì nó có quan hệ tới độ ẩm của không khí trong ngày trời mưa âm u, chính vì vậy nên mới có tên là “dạ hương” hoặc “vũ hương” (dạ là đêm, vũ là mưa). Có người tưới nước cho hoa nhài vào buổi tối cũng cảm thấy mùi hương hoa rất đậm cũng chính là vì lẽ đó. Ngoài dạ hương, hoa nhài ra, một số loài cây như hoa cỏ chờ đêm, hoa thuốc lá cũng nở về đêm như vậy

Ngoài ra do hoa cỏ khác nhau, nên thời gian toả hương cũng khác nhau. Ví dụ như hoa của loài tường vi, tinh dầu thơm đã được hình thành ngay từ lúc còn nụ, nên hoa vừa nở đã toả hương thơm ngát; còn hoa dạ hương và hoa nhài nở ra phần lớn vào ban đêm nên chỉ vào ban đêm mới toả hương nồng nàn cũng chẳng có gì lạ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình