Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao có loại cây chịu được mặn?

Đối với thực vật đất mặn có 2 điều chủ yếu là: thứ nhất, do trong đất mặn lượng muối tương đối nhiều, thuỷ phân trong dung dịch thổ nhưỡng giảm mạnh, năng lượng giữ nước tăng lên, điều này làm cho bộ rễ của thực vật hút nước khó khăn hơn mà khi thực vật không đủ nước, chúng sẽ chết; thứ hai, trong đất mặn thường chứa một lượng muối nào đó tương đối nhiều làm hại cho cây cối

Phần lớn thực vật đều không chịu được mặn. Nhưng cá biệt, cũng có loài chịu được mặn. Thực vật sinh trưởng ở những đất mặn, gọi là “ thực vật chịu mặn”, khả năng chống chọi với mặn của chúng cũng rất đa dạng

Có loài thực vật chịu mặn như cây cối nước mặn, cây cỏ bồng, chất thịt trong thân và lá của nó chứa lượn muối rất lớn, nhưng số muối này lại có thể kết hợp với một số chất trong tế bào mà không sinh ra tác dụng nguy hiểm cho chúng, chúng có khả năng hút được nước trong dung dịch đất. Những loại thực vật này được gọi là “những loại thực vật chịu mặn thực sự”

Cũng còn một số loài thực vật chịu măn như cỏ lá hình chìa khoá, thân và lá chúng có chất bài tiết muối có thể bài tiết lượng muối mà chúng hấp thụ quá nhiều ra ngoài. Loại thực vật này gọi là “loài thực vật bài tiết muối”

Những loài thực vật chịu mặn, bộ rễ của chúng có tính thẩm thấu muối rất nhỏ, trong cơ thể không tích lượng muối lớn, nhưng bởi chúng chứa tương đối các loại axít  hữu cơ và các chất đường dễ hòa tan làm cho tế bào thấp tăng cường được khả năng hút nước từ trong đất mặn

Thực vật chịu mặn còn có một đặc tính giống nhau nữa là mức trao đổi chất của chúng tương đối thấp, hoạt động sống không quá mạnh mẽ, nên chúng có khả năng chống chịu được mặn

Trong các loài cây trồng, loài rau ngọt có sức chịu mặn rất mạnh, cả bông và cao lương cũng chịu mặn tương đối tốt

Cùng một loài cây nhưng trong thời kỳ sinh trưởng và phát dục khác nhau thì khả năng chịu mặn cũng khác nhau. Thông thường trong thời kỳ cây non, chúng rất mẫn cảm với độ mặn và không chịu mặn. Khi chúng lớn lên, sức chịu mặn cũng dần tăng lên. Vì vậy, trong sản xuất nông nghiệp cần sử dụng nhiều biện pháp canh tác khác nhau, để trong thời kỳ cây non có thể tránh được những bất lợi của độ mặn, để thu được năng suất cao nhất

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình