Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao những loài cây sống ở bãi biển và đầm nước đều có bộ rể dùng hô hấp?

Chúng ta đều biết, cuộc sống và sự sinh trưởng của thực vật đều không thể tách rời nước. Không có nước cây sẽ úa vàng rồi chết. Nhưng khi nước trong đất quá nhiều hoặc bị ngâm nước quá lâu, không khí trong những khe hở của đất sẽ bị nước đẩy ra ngoài, làm cho đất thiếu dưỡng khí, tạo nên mối đe doạ cho thực vật. Có người tiến hành đo đạc cho biết lượng oxy trong đất giảm xuống còn 10% thì chức năng của bộ rễ của phần lớn các loài cây đều bị suy thoái, khi xuống đến mức 2%, rễ sẽ bị chết. Các vùng bãi biển và đầm nước đều là các khu vực sinh thái thường xuyên bị ngập nước và thiếu oxy

Nhưng trong quá trình tiến hoá, thực vật cũng tạo ra được các chủng loại thích ứng được với điều kiện thiếu oxy, những loài này là thực vật bãi biển hay thực vật đầm nước. Những loài thực vật này có một đặc điểm chung là bộ rễ của chúng vươn lên từ trong lòng đất lên hẳn trên mặt nước để tiến hành hô hấp (gọi là rễ hô hấp). Bên ngoài của những rễ này có những lỗ to, bên trong trong chứa những tế bào gián cách nhau rất phát triển có thể chứa được không khí. Đây là một tổ chức thông khí đặc biệt của những loài thực vật bãi biển và đầm nước, nó có thể làm cho thực vật sống trong môi trường này sinh trưởng được. Đương nhiên, các loài cây khác nhau thì hình dạng của bộ rễ cũng khác nhau, có loại giống như đầu gối gập, có loại hình tròn, có loại giống như ngón tay, cũng có loại giống như cây gậy...

Thực vật có rễ hô hấp cũng có khá nhiều loài, ví dụ như mộc lan thuộc họ cây đỏ, cây dâu biển thuộc họ dâu biển ống trong vùng bãi biển chẳng hạn

Cây trung quốc (cây thuỷ tùng) là một trong những loài quí hiếm của trung quốc, phân bố ở các vùng nước lợ ở ven biển phía đông nam Trung Quốc. Từ trong thân cây, bộ rễ hô hấp mọc vươn lên phía trên theo hình đầu gối cao thấp không đều vô cùng kì lạ. Còn có một loài cũng có bộ rễ tương tự như cây tùng nước, đó là cây lan lạc vũ, đây là loài nguồn gốc ở vùng đông nam bắc mỹ được di thực vào phía nam trung quốc

Trong các vùng đầm nước lộ thuộc vùng nhiệt đới cũng có nhiều loài cây có bộ rễ hô hấp, như cây tử đàn dùng làm thuốc ở Châu Mĩ. Cây Hoàng ngưu và cao su đỏ ở bán đảo Caliman tan và một số loài cây khác...

Bộ rễ hô hấp của thực vật ngoài chức năng dùng hô hấp ra, nó còn có tác dụng như chắn sóng, thúc đẩy tích tụ phù sa, hộ đê v.v...

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình