Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao nhân sâm có tác dụng bổ dưỡng?

Sử dụng nhân sâm để chữa bệnh đã được dùng hàng ngàn năm rồi. Do hiệu quả điều trị của nhân sâm rất rõ, việc tìm kiếm lại rất khó khăn nên càng quí hơn. Trước kia người đời thường dùng các câu chuyện thần thoại để đã truyền tụng nó

Suy cho cùng, nhân sâm có tác dụng gì đến cơ thể? Bản thân nó chứa những chất gì? Mấy trăm năm trở lại đây, rất nhiều nhà khoa học trong nhiều lĩnh vực thực vật học, hoá học, y học... Đã tiến hành nghiên cứu. Nghiên cứu dược lý và điều trị lâm sàng đã bước đầu chứng minh được rằng: với một liều lượng thích hợp, nhân sâm có tác dụng mạnh tới quá trình hưng phấn và ức chế thần kinh cao cấp, có tác dụng tăn cường sự co bóp của tim, cũng như có tác dụng làm mạnh tim và hưng phấn sự vận động của máu ở trung khu hô hấp và trung khu vận động, kích thích cơ quan tạo máu và, tăng thêm tế bào hồng cầu và khả năng của tế bào bạch cầu; có tác dụng thông mạch lợi tiểu, tăng sự thèm ăn thúc đẩy quá trình trao đổi chất sinh trưởng và phát dục, nâng cao khả năng chống bệnh tật, làm tế bào thần kinh hết mệt mỏi... Có thể nói rằng tác dụng bổ dưỡng của nhân sâm rất đa dạng. Trong điều trị lâm sàng nhân sâm cũng đạt hiệu quả nhất định trong việc cấp cứu người bệnh cấp tính, bệnh về đường tiêu hoá, các loại bệnh về thần kinh hoặc các chứng suy nhược thần kinh v.v... Hiện nay, các nhà khoa học đang nghiên cứu tác dụng của nhân sâm đối với căn bệnh quái ác là ung thư

Vậy thành phần có tác dụng trong nhân sâm là gì? Về vấn đề này, ngay từ đầu thế kỉ 20 đã có người bắt đầu nghiên cứu, đặc biệt là vài chục năm gần đây, bằng sự cố gắng của các nhà khoa học trên thế giới, họ đã tìm ra thành phần mang lại hiệu quả của nhân sâm là hợp chất glucô (có trên 13 loại), nhiều loại axít amin (khoảng 15 loại) và một lượng lớn các hợp chất cacbon (ví như chất bột đường); thứ tư là các loại axit hữu cơ, thứ năm là các loại dầu (chính là nguồn gốc mùi thơm của nhân sâm); thứ sáu là vitamin; ngoài ra, còn có các dung môi và các hợp chất hữu cơ khác. Từ các khoáng chất chứa trong nhân sâm còn có thể phân tích ra lượng phôt pho lớn và rất nhiều các nguyên tố vi lượng khác như kali, canxi, magiê, sắt, mangan, silíc...

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình