Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Sâm tự nhiên khác sâm trồng trong vườn thế nào?

Nhân sâm chia ra làm hai loại: loại sống hoang dã gọi là “sâm tự nhiên”, một loại do con người trồng gọi là “sâm vườn”. Do sâm tự nhiên đã được sử dụng hàng mấy ngàn năm, nên chúng tương đối có tiếng tăm. Vậy sâm tự nhiên và sâm vườn có gì khác nhau? Để làm rõ vấn đề này, chúng ta phải bắt đầu từ quá trình sinh trưởng và trồng trọt của nhân sâm

Nhân sâm là thực vật họ cỏ sống lâu năm, sinh trưởng trong vùng rừng núi đông bắc Trung Quốc, yêu cầu về điều kiện sống tương đối nghiêm ngặt, phân bố hạn hẹp và trong điều kiện tự nhiên, chúng phát triển rất chậm chạp. Củ nhân sâm 30 đến 50 tuổi chỉ mới nặng 50 gram (nếu gia công sấy khô chỉ còn lại 10 gram), và thường xuyên bị các loài chim, thú, sâu bệnh phá hoại và chết giữa chừng. Vì vậy, sâm tự nhiên rất khó tìm thấy được và càng khó thoả mãn được nhu cầu trị bệnh của con người. Do vậy, ngay từ hơn 300 năm về trước, Trung Quốc đã bắt bầu tiến hành trồng nhân sâm. Lúc mới đầu, người ta phát hiện những cây nhân sâm chưa đủ độ lớn, chưa đủ tiêu chuẩn làm thuốc rồi đánh dấu lại để bảo vệ nó một cách thích đáng. Về sau, người ta mang những cây nhân sâm nhỏ về trồng tại nhà. Cứ như vậy, trải qua nhiều đời, con người ta tích luỹ được kinh nghiệm trồng nó, bắt đầu từ khi làm đất, gieo hạt, ươm cây non, che nắng... Một loại có biện pháp kỹ thuật trong điều kiện con người trồng thì lượng nước, đất đai, ánh sáng... Hơn nhiều so với ngoài tự nhiên, thêm nữa là thường xuyên nhổ cỏ, bắt sâu, chăm bón nên nhân sâm trồng lớn rất nhanh. Qua nghiên cứu của thực nghiệm bước đầu cho thấy, củ nhân sâm trồng 6 năm cho thu hoạch tương đương với củ nhân sâm tự nhiên có tuổi 20 - 30 năm cả về chất lượng lẫn trọng lượng

Do sâm tự nhiên có thời gian sinh trưởng rất dài, số lượng ít, khó tìm kiếm, cung không đủ cầu nên vô cùng quí hiếm. Nhân sâm vườn, xét về góc độ thực vật học, nó với nhân sâm tự nhiên là về góc độ hoá học cũng chẳng khác nhau là bao. Sâm vườn do người trồng, chăm sóc nên phát triển nhanh, cho sản lượng lớn hơn nhiều sâm tự nhiên nên hoàn toàn có thể thoả mãn nhu cầu của con người được

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình