Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Sơn của cây sơn chảy ra từ đâu?

Nhà ở của con người và nhiều thứ đồ dùng khác luôn được quét một lớp sơn đủ màu sắc, không chỉ để cho đẹp mà còn bền nữa. Trong những loại sơn đó, có một loại rất quan trọng được lấy từ cây sơn, người ta gọi là sơn ta

Từ rất lâu, con người đã biết dùng sơn để bảo vệ đồ vật. Tác dụng bảo vệ cả sơn ta rất rõ ràng, bởi nó chịu được kiềm, axít, và phòng chống được sự ăn mòn của một số chất hoá học khác, đồng thời nó cũng chịu được nhiệt độ cao. Vì vậy mà người ta ca ngợi sơn ta là một loại vật liệu chống rỉ, chống mục rất tốt

Sơn ta là một chất nhựa màu trắng sữa do cây sơn tiết ra. Trong thân cây sơn có rất nhiều những ống nhỏ, trong ống có chứa đầy một chất. Nếu ta bóc vỏ cây sơn ra, một dòng dịch màu trắng sữa từ trong cây sơn chảy ra, chất dịch này sau khi tác dụng với oxy trong không khí liền bị oxy hoá, phía ngoài dần dần ngả màu rồi cuối cùng biến thành màu đen, đồng thời cũng trở nên rất dính. Trong chất dịch này của cây sơn có chứa một hợp chất hoá học gọi là phenol sơn với hàm lượng khoảng 40-70 %, hàm lượng này càng cao thì sơn càng tốt

Sơn có một đặc tính kì quặc là sẽ biến thành khô và cứng trong điều kiện không khí ẩm ướt chứ không phải trong môi trường khô ráo, đồng thời cũng không thể sử dụng phương pháp tăng nhiệt để làm nó khô và cứng nhanh được, nguyên nhân chính là do tác dụng oxy hoá

Thông thường cây sơn 5-6 tuổi là đã có thể cắt lấy sơn được. Nếu quản lý tốt, phương pháp cắt lấy sơn đúng đắn, một cây sơn có thể cho sơn trong 50 - 60 năm

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình