Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao phải cạo mũ cao su vào lúc sáng sớm?

Cao su là một loài cây nhiệt đới, yêu cầu quản lý kĩ thuật rất cao. Chẳng những cần phải có quy trình kỹ thuật rất nghiêm ngặt khi trồng mà khi cạo mủ cũng phải có chế độ nghiêm ngặt. Chế độ cạo mủ quy định mùa cạo mủ thích hợp nhất, số ngày và cả thời gian cao su, độ cao, độ rộng và độ sâu của vết cạo trên thân cây và số cây cần cạo mủ trong mỗi ngày v.v... Trong đó quy định phải hoàn thành công việc cạo mủ trước 7 - 8 giờ sáng sớm hàng ngày. Do vậy, công nhân cạo mủ cao su phải mang đèn mò vào rừng cao su từ lúc trời chưa sáng để làm việc.

Thực tiễn chứng minh rằng, nếu cho sản lượng mủ cạo trước 7 giờ sáng là 100%, thì trong khoảng 8 -9 giờ sáng thì sản lượng chỉ còn đạt 60%, đến 10- 11 giờ thì chỉ còn được 18% mà thôi. Thế mới biết cạo mủ vào lúc sáng sớm là lúc cho sản lượng nhiều nhất trong ngày

Vì sao lại như vậy? Mọi người đều biết mủ cao su được trữ trong các đường ống thuộc lớp nhẫn bì của cây, nếu ta cắt lớp vỏ ra, dòng mủ trắng như sữa tươi dưới tác dụng của áp lực trương lên của bản thân đường ống dẫn đó, và các tế bào màng mỏng xung quanh sẽ đẩy mủ chảy ra ngoài liên tục. Sáng sớm là lúc nhiệt độ thấp nhất và độ ẩm cao nhất trong ngày, cây cao su lúc ấy vừa trải qua một đêm “nghỉ ngơi”, sự bốc hơi đang ở trong trạng thái yếu hoặc ngừng lại, thuỷ phần trong thân cây cao, áp lực trong tế bào lớn nhất cho nên cạo mủ vào sáng sớm sẽ cho sản lượng cao nhất. Sau 9 giờ sáng cây cao su bắt đầu quang hợp, các lỗ khí mở rộng, lượng bốc hơi nước dần tăng lên, áp lực của ống dẫn mủ trong cây và các tế bào màng mỏng dần giảm đi. Đến trưa, áp lực này càng nhỏ yếu đi, do vậy cạo mủ cao su vào buổi trưa cho sản lượng rất thấp

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình