Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao nấm sinh trưởng không cần ánh sáng mặt trời?

Nấm là tên gọi chung của một loài ăn chân khuẩn, nấm chứa lượng dinh dưỡng và các axít amin rất phong phú, ăn ngon, được tôn vinh là “vua của thứa ăn chay”, là một trong những loại thực phẩm mà con người ưa thích

Nấm là loài thực vật đặc biệt. Nói nó đặc biệt thì chỉ xét riêng về mặt ngoại hình: có loại màu sắc sặc sỡ, có loại lại rất xấu xí; có loại to như chiếc chậu, có loại nhỏ như đầu đinh gim; có loại vị ngọt như thịt gà; có loại mang vị cay như ớt. Nếu xét về tập tính sinh trưởng của nó, chúng cũng có những điểm rất đặc biệt. Dân gian nói rằng: “vạn vật sinh trưởng nhờ mặt trời”, riêng nấm lại thích sống ở nơi râm mát, không cần ánh sáng. Vì sao lại như vậy?

Nấm vốn là một loài chân khuẩn háo khí, bản thân chúng không có chất diệp lục, không giống như các loài cây khác nói chung phải dựa vào quang hợp để sản xuất ra các chất hữu cơ cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng của bản thân, mà là dựa vào các sợi khuẩn để phân giải và hấp thụ những chất hữu cơ và khoáng chất có sẵn để sinh trưởng. Do mầm có cơ năng sinh lý và cấu tạo đặc biệt như vậy cho nên chúng không cần ánh sáng mặt trời mà vẫn sinh trưởng được

Sự sinh trưởng của nấm có liên quan chặt chẽ với việc phối chế các nguyên liệu dinh dưỡng cơ bản. Những nguyên liệu do con người tạo nói chung là thường dùng các loại cỏ rác, rơm rạ, phân ngựa, phân trâu bò trộn vào nhau với tỉ lệ 6/4 thông qua việc lên men ở nhiệt độ cao mà tạo ra. Cũng có nơi còn dùng vỏ hạt cây bông cũng tương đối tốt

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình