Trong cửa hàng thực phẩm, riêng mặt hàng nấm thì có nơi ghi là nấm hương, nơi thì ghi nấm đông, có nơi lại ghi là nấm hoa. Sao lại như vậy nhỉ?
Cần biết rằng chúng đều là nấm hương, nhưng muốn biết vì sao chúng có tên gọi khác nhau, chúng ta nhất thiết phải xem xét từ góc độ lịch sử của chúng
Nấm hương thực chất là một loài chân khuẩn, chúng thích sống kí sinh trên một số loài thân cây. Những sợi khuẩn vừa dài vừa nhỏ đâm xuyên vào sâu lớp gỗ của thân cây để hấp thụ chất dinh dưỡng theo yêu cầu của chúng, thuộc sự sống một cuộc sống kí sinh. Khi chúng sinh trưởng và phát dục đầy đủ ở trong thân cây thì phía bên ngoài mới mọc ra dày đặc những cây nấm. Cây nấm chính là cơ quan để duy trì nòi giống của chân khuẩn, dưới chiếc mũ của cây nấm chứa vô số những bào tử nhằm để sản sinh giống nòi cho đời sau
Ta mang cây gỗ cắt ra thành những đoạn có độ dài nhất định đem chất thành đống ở trong khe núi quay về hướng nam tránh gió lùa rồi rắc lên đó những bào tử nấm, chăm óc chùng cẩn thận, chẳng bao lâu nấm sẽ mọc ra. Nấm hương có thể mọc quanh năm nhưng chỉ khác nhau về chất lượng và số lượng mà thôi
Nấm hương vốn thích nơi ẩm ướt, lạnh lẽo; vào mùa đông, không khí có độ ẩm lớn và nhiệt độ thấp, rất thích hợp với “tính cách” của chúng, do đó nấm mọc rất nhiều, lúa này cây nấm rất mập và ngon. Khi hái về, ta có thể sấy khô trở thành loại nấm đông chất lượng ưu việt. Chữ “đông” trong nấm đông chính là loài nấm hương mọc trong mùa đông
Trong những cây nấm mọc trong mùa đông, có một số cây rất mập lại nứt ra thành những hoa văn, rất thơm, sau khi sấy khô có màu vàng nhạt, mềm mà rất thơm, chất lượng của loại nấm này hơn hẳn các loại nấm đông khác, do vậy, căn cứ vào những đặc điểm có hoa văn bên ngoài mà người ta gọi chúng là nấm hoa
Còn tất cả những cây nấm không mọc trong mùa đông nói chung đều nhỏ, gầy, hương thơm thua xa nấm đông và nấm hoa. Loại nấm này là loại nấm hương loại hai và được gọi chung là nấm hương
Nấm đông, nấm hoa và nấm hương thực chất là anh em cung một mẹ, chẳng qua là chúng sinh ra trong những mùa khác nhau nên “thể chất” khác nhau mà thôi. Để phân biệt chất lượng của chúng, con người mới đặt ra những cái tên cho dễ phân biệt
Nấm nói chung và nấm rơm đều cùng thuộc loại chân khuẩn nhưng chúng khác nấm hương về cả mặt “ngoại hình” lẫn “tính cách” và không có quan hệ thân thuộc với nhau |