Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao nấm gà không thể trồng nhân tạo được?

Nấm gà là một loại thực phẩm quí rất nổi tiếng. Cái “quí” của nó chủ yếu ở một điểm là “tươi”. Nấm gà tươi có một hương vị rất đặc biệt. Khi nấu không cần phải cho một loại gia vị gì ngoại trừ một chút muối. Nấm gà khi nấu lên không những ăn vừa giòn vừa ngon mà lại rất hấp dẫn nữa, cho nên hễ một nhà nấu nấm gà là mọi nhà xung quanh đều ngửi thấy mùi thơm ngào ngạt. Nấm gà chủ yếu sinh trưởng ở các tỉnh Đài Loan, Giang Tô, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Vân Nam của Trung Quốc. Trong đó ở Vân Nam có phẩm chất và sản lượng tốt nhất

Trong họ chân khuẩn, có rất nhiều loài người ta có thể trồng được, ví dụ như kim nhĩ, ngân nhĩ, linh chi, trúc tôn,... Nhưng chỉ riêng nấm gà thì từ trước đến nay đều hái trong tự nhiên chứ con người chưa bao giờ trồng thành công được. Nguyên nhân là vì đâu?

Sự sinh sản của nấm gà rất bí hiểm. Nếu dùng cách gieo trồng thông thường thì không bao giờ có thể trồng được nó. Nhưng chúng lại rất thích “kết duyên” với một loài kiến trắng để “sinh con đẻ cái”. Trong thực vật học, hiện tượng này gọi là “quan hệ cộng sinh”. Kiến trắng đặc biệt thích bào tử của nấm gà, chúng thường chuyển bào tử vào trong tổ của mình, rồi trong điều kiện thích hợp, những bào tử này nhận được sự kích thích của phân kiến hoặc những chất dịch do kiến tiết ra, những sợi khuẩn ở trên vách tổ kiến hình thành nên rất nhiều những cục nhỏ, mà những sợi khuẩn và những cục nhỏ đó lại tiết ra một chất dịch mà kiến rất thích ăn và đó cũng là một trong những loại thực phẩm của chúng. Do những chất dịch này có màu trắng giống như hạt cơm, nên người ta gọi chúng là “cơm nấm gà” của kiến. Những “cơm nấm gà” dần dần sinh trưởng, có cái hình thành nên một chuỗi khuẩn vừa nhỏ vừa dài đâm xuyên qua mắt đất “mọc cành, mọc lá, ra hoa, kết quả”, đó chính là nấm gà. Nhưng có lẽ do nguyên nhân “cơm nấm gà” bị kiến ăn, nên có chỗ trên mặt đất chỉ có một cây nấm, cũng có chỗ đến vài cây. Điều kì lạ là, một khi nấm gà đã lên khỏi mặt đất thì kiến không bao giờ đụng đến nó nữa, có lẽ như là giống kiến có ý thực bảo vệ cho nấm vậy, nhằm để cho nấm “kết quả” tức là những bảo tử để dành cho vụ “canh tác” vào năm sau. Cho nên, chỉ cần phát hiện ra nơi có nấm gà thì có thể hái được nấm liên tiếp trong vài tuần liền

Có lẽ, sẽ có người bảo rằng, khi người ta đã hiểu được quan hệ cộng sinh của chúng sao lại không thể trồng nhân tạo được? Thực ra, vấn đề không đơn giản như vậy. Đã có người tự thí nghiệm nhiều lần, tạo ra rất nhiều điều kiện rất thuận lợi nhưng cho những kết quả vẫn bằng không. Họ còn mang nấm gà đặt vào trong tổ kiến, tuy có mọc ra những sợi khuẩn, nhưng cũng không thể mọc thành nấm gà được. Thậm chí, có người đã mang cả những tổ kiến có chứa “cơm nấm gà” hoặc những chuỗi khuẩn trong tổ vào phòng thí nghiệm để chăm sóc, làm như vậy tuy cũng có kết quả, nhưng đến năm thứ hai thì chẳng thu được gì nữa cả. Nguyên nhân tại đâu đây? Quan hệ giữa nấm và kiến còn bí mật gì chưa được làm rõ đây? Vấn đề này cho đến nay vẫn còn là một bí ẩn. Do đó muốn có được loại nấm gà hương vị tuyệt vời này, hiện tại biện pháp nhân tạo vẫn chưa đạt được kết quả mà vẫn phải dựa vào tự nhiên

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình