Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao hạt trên cùng một bắp ngô màu sắc lại khác nhau?

Khi chúng ta tách hạt ngô, có lúc phát hiện thấy trên một bắp ngô có những hạt có màu sắc khác nhau, trắng có, vàng có, đỏ có trông rất đẹp mắt. Nguyên nhân từ đâu vậy?

Quê hương của ngô vốn ở vùng Trung Mĩ xa xôi, do sản lượng cao lại không sợ hạn, có thể trồng được trên sườn đồi nên nó được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng các điều kiện ngoại cảnh như khí hậu, đất đai, nước... ở các nơi khác nhau, phương pháp trồng cũng khác nhau, nên qua thời gian dài đã hình thành nhiều giống khác nhau, ví dụ như giống ngô hạt cứng, loại hạt, loại ngô bột, loại ngô sáp nến... Mỗi loại lại có những đặc điểm khác nhau, ngô hạt ngọt chứa lượng đường nhiều, thích hợp sử dụng khi còn non; ngô hạt cứng cho sản lượng rất cao, nhưng tinh bột cứng cũng rất nhiều, nên phải xay ra mới ăn thì tốt hơn... Mỗi một giống ngô lại mang vài màu sắc khác nhau, nhưng giữa các giống có màu khác nhau đó lại có thể tạp giao được

Ngô là loại cây hai hoa tách biệt và dựa chủ yếu vào gió để thụ phấn, gió có thể mang phấn từ hoa đực trên ngọn cây ngô gieo rắc xuống hoa cái ở giữa thân, nhưng nó cũng có thể thụ phấn cho cây khác

Trong điều kiện tự nhiên, phấn của của các giống ngô bay trong không trung, cho nên dễ xảy ra tạp giao với nhau để trở thành hạt với các màu khác nhau. Ví dụ cạnh ruộng ngô hạt màu vàng lại trồng ngô hạt trắng, thì ở vùng tiếp giáp giữa hai ruộng rất rất dễ xảy ra hiện tượng trên một  bắp có những hạt mang màu khác nhau

Khi ngô trổ hoa, chúng ta có thể làm một thí nghiệm lý thú: thu lấy phấn hoa đực của giống ngô hạt trắng đem rắc lên đám râu ngô của bắp ngô hạt màu đỏ (hoa cái), như vậy chúng ta có thể có được một bắp ngô hạt có hai màu trắng và đỏ

 

 

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình