Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
CƠ SỞ DỮ HỎI - ĐÁP KHOA HỌC KỸ THUẬT
Vì sao trên bắp ngô chỗ nhiều hạt, chỗ không có hạt?

Khi thu hoạch ngô, chúng ra phải bóc bỏ lớp bẹ ngô ra, bỏ râu đi sẽ thấy từng hạt ngô đầy xung quanh bắp ngô. Nhưng ta cũng thường thấy ở trên đầu bắp ngô thường trơ trụi chẳng có hạt, cũng có bắp hạt chỉ lơ thơ

Vì sao có hiện tượng đó? Muốn hiểu rõ, chúng phải tìm hiểu xem hạt ngô được sinh ra như thế nào?

Ngô là một loại cây có hai loại hoa tách biệt nhau, hoa đực trên ngọn cây, hoa cái ở giữa thân và duy trì nòi giống từ thụ phấn tức là phấn hoa đực phải rơi vào nơi đầu hoa cái mới được. Bình thường việc vận chuyển phấn hoàn toàn trông cậy nhờ gió

Nhưng có lúc xúi quẩy, khi ngô trổ hoa gặp phải khí hậu thay đổi bất thường, thí dụ gặp phải gió quá lớn, phấn hoa sẽ bị thổi đi rất xa, không thể rơi xuống hoa cái được; cũng có khi trời âm u mưa liên tục thì hoa đực không thể trổ hoa và truyền phấn bình thường được; kể cả khi có thể thụ phấn, nhưng do phấn hoa hút nước trương lên mà vỡ hoặc kết thành một đám sẽ mất đi sức sống; có lúc trong điều kiện nhiệt độ cao và khô hạn, hoa đực nở sớm mà hoa cái lại nở muộn gây ra hiện tượng hoa cái không nhận được phấn của hoa đực. Trong tình trạng ấy, hoa cái không đủ phấn của hoa đực để kết hạt, có nên có lúc bắp ngô trơ trụi hoặc hạt thưa thớt

Muốn khắc phục hiện tượng này để cho bắp ngô vừa to lại mẩy và đủ hạt, khi ngô trổ cờ, ta có thể lấy phấn của hoa đực thụ phấn cho hoa cái (phương pháp nhân tạo). Phương pháp này rất đơn giản nói chung là chỉ cần một dụng cụ đựng phấn để gom phấn hoa lại, sau đó dùng máy thụ phấn hoặc dùng bút lông, bàn chải để rắc phấn hoa lên hoa cái thế là đã xong rồi

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình