Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao nói củ khoai tây là thân, còn củ khoai lang là rể?

Hẳn chúng ta ai cũng biết, củ khoai tây mà ta đào lên là do phần thân dưới đất hình thành nên, còn củ khoai lang lại là do rễ cây biến thành

Làm sao lại biết được như vậy? Khi dỡ khoai tây, chỉ cần chúng ta chú ý một chút là sẽ rõ: củ khoai tây sinh ra ở đoạn cuối của thân cây mọc ngang dưới đất. Khi thân cây mọc ngang dưới đất đến một mức độ nhất định, đoạn cuối cùng sẽ phình to ra thành củ khoai, vì củ phát triển to nên dễ đánh lừa mặt người. Không tin bạn hãy thử quan sát thật kĩ sẽ phát hiện ra: trên lớp biểu bì của nó có rất nhiều những lỗ nhỏ, xung quanh những lỗ đó có những vết mờ như hàng lông mi, lỗ và vết mờ đó trông rất giống như hình con mắt. Do vậy, các nhà thực vật gọi là mắt mầm. Nếu dùng sợi chỉ nối các mắt mầm lại với nhau sẽ thấy rằng, những mắt mầm này được sắp xếp theo trình tự xoáy trôn ốc; mầm trong mắt mầm có thể phát triển thành cành lá. Những vết mờ còn lại đó chính là những vết tích của lá (lá hình vẩy cá) được lưu lại. Những đặc trưng nổi bật này chính là đặc trưng chung của thân cây

Chúng ta quan sát củ khoai lang. Tuy củ khoai cũng có thể mọc mầm, nhưng mọc mầm rất lung tung, không theo một trật tự nào cả, cũng chẳng hề có dấu vết gì để lại, những điều đó đều là đặc điểm của rễ. Khi dỡ khoai lang, ta chỉ cần quan sát kĩ một chút sẽ nhận ra củ khoai lang là do những rễ nhánh hay rễ phụ mọc từ rễ chính phình to lên mà ra, cho nên gọi nói là rễ củ

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình