Khi mùa đông về, chim én phải bay về phương nam tránh rét, thỏ mọc thêm lớp lông dày, rắn chui vào lòng đất, con người phải mặc thêm nhiều áo ấm.
Sau mỗi đợt sương xuống, các loại rau xanh, cà rốt đều trở nên ngọt hơn. Đây cũng là phương pháp chống rét của cây
Rau và cà rốt chứa một loại tinh bột. Tinh bột không ngọt, cũng khó tan trong nước. Vào mùa đông, dưới tác dụng của những chất dung môi có trong cơ thể, tinh bột chứa trong rau xanh, cà rốt bị thuỷ phân biến thành mạch nha, loại đường này qua lại tác dụng của dung môi biến thành đường glucô. Đường glucô mới có vị ngọt và dễ tan trong nước. Nguyên nhân chính là vì vậy
Nhưng vì sao sự thay đổi này lại làm cho cây có thể chống rét được?
Thực ra khi nước đã hoà tan một số chất nào đó, chúng không dễ dàng đóng băng được. Chứng minh việc này không khó. Vào mùa đông lạnh giá, ta lấy hai chiếc dĩa, một chiếc đổ đầy nước, chiếc khi đổ đầy nước có pha đường rồi mang ra ngoài sân để. Ít lâu sau ta sẽ thấy, đĩa đựng nước sẽ đóng thành băng, còn đĩa đựng nước đường lại không đóng thành băng được.
Cho nên, khi tinh bột biến thành đường glucô rồi hoà tan vào trong nước, nước sẽ khó mà đóng băng được. Như vậy, rau xanh, cà rốt sẽ không bị chết rét, đàng hoàng sống qua mùa đông |