Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao tỏi có tác dụng diệt khuẩn?

Nói đến tỏi chắc không ai lạ lẫm gì. Củ tỏi có loại màu trắng, có loại màu tím. Khi nấu cá cho vài nhánh tỏi vào vừa khử được mùi tanh lại làm cho món ăn thêm hương vị. Trong món xì dầu cho một ít tỏi giả nát sẽ chống được nấm mốc. Cọng tỏi xanh còn là thức ăn mọi người ưa chuộng trong mùa xuân hè

Củ tỏi chẳng những là một thứ gia vị mà còn là một vị thuốc tốt dùng chống lại bệnh tật. Trong thời cổ ai cập và thời cổ Hi Lạp, người ta dùng tỏi để phòng chống dịch bệnh, chữa trị các bệnh đường ruột. Dân gian thường nói: “bệnh vào từ miệng”, nếu ta nhai nát vài nhánh tỏi có thể tiêu diệt được vi khuẩn gây hại trong miệng, tỏi còn có thể phòng chống được các côn trùng gây hại cho cây trồng, đem tỏi giã nát hoà vào nước rồi nếu phun lên trên cây bông sẽ có thể giết chết sâu hại bông.

Tỏi có thể diệt khuẩn và các loại sâu hại cho cây trồng vì bản thân nó chứa một chất dầu cay gọi là dầu tỏi. Chất này có khả năng diệt các loài chân khuẩn, vi khuẩn,... Rất mạnh. Các nhà khoa học đã từng thí nghiệm: mang củ tỏi giã nát, dùng ống hút hút lấy chất dịch tỏi rồi nhỏ những giọt dịch tỏi này vào những ống nghiệm đang nuôi cấy những vi khuẩn hình que bệnh bạch hầu thì thấy rằng những nơi nào dịch tỏi này đi qua, những vi khuẩn hình que này đều bị giết chết hết, sức diệt khuẩn của dầu tỏi rất mạnh. Chính trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, các bác sĩ Xô Viết đã dùng chất này cứu được rất nhiều người chống phát xít

Tỏi còn chứa nhiều nguyên tố vi lượng rất tốt trong việc phòng chống bệnh về mạch máu não và tim cũng như các khối u. Người thường xuyên ăn tỏi sẽ không mắc bệnh động mạch vành vì nguyên tố vi lượng se trong tỏi bảo vệ tim, làm giảm lượng côlectrôn và triệu chứng cao huyết áp; còn nguyên tố ge lại có thể nâng cao nâng lực tiêu hoá của tế bào ngay ở trong cơ thể con người. Tế bào này chẳng những có thể tiêu diệt hết những vi khuẩn gây bệnh mà chúng còn có khả năng ăn cả tế bào khối u, nâng cao tác dụng phòng và chống các khối u. Do tỏi có những tác dụng tốt cho cơ thể con người như vậy, cho nên trên thế giới đã dùng tỏi chế biến ra nhiều loại thực phẩm như bánh bao tỏi, nước củ tỏi, kem tỏi, bánh gatô tỏi, rượu tỏi v.v... Tuy tỏi tốt như vậy nhưng mùi vị của nó lại làm cho nhiều người khó chịu. Nhưng mùi tỏi chẳng có gì đáng ngại cả, sau khi ăn tỏi chỉ cần nhai một ít lá chè hoặc ăn một quả táo là hết mùi ngay. Hiện nay, các nhà sinh học đang nghiên cứu để tạo ra một giống tỏi không có mùi và đã giành được thành công

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình