Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao hoa của loài cúc diệt trùng lại có thể sát trùng?

 

Vào mùa hè trước khi đi ngủ ta thường đốt một nén hương diệt muỗi ở cạnh giường. Đối với con người mà nói, mùi hương muỗi chẳng những làm mất đi cảm giác khoan khoái mà thậm chí còn cảm thấy rất thơm là đằng khác. Nhưng một khi muỗi hít phải mùi thơm này chẳng khác nào hít phải khí độc khiến cho toàn thân tê liệt mà rơi ngay xuống sàn nhà

Bạn có biết hương trừ muỗi làm bằng gì không?

Trong hương muỗi bao gồm bột gỗ, bột hoạt thạch và chất nhuộm màu. Nhưng cả ba thứ đó đều là chất phụ, chất chính là bột của cây cúc diệt trùng, hương trừ muỗi giết được muỗi chính là nhờ có chất này

Cúc diệt trùng và cây hoa cúc thuộc họ cúc. Ta thường gặp hai loại cúc diệt trùng, một loại có hoa màu đỏ, một loại có hoa màu trắng. ở miền bắc trung quốc thường gieo trồng chúng vào tháng 8, tháng 4 năm sau cây mới định hình và phải tới tháng 5 năm thứ 3 chúng mới ra hoa, hoa nở rộ nhất từ tháng 6 đến tháng 8, mỗi mẫu có thể cho sản lượng khoảng 15 - 50 kilôgram hoa. Nói chung khi hoa đã nở được 2/3 thì thu hoạch. Loại bột cúc diệt trùng được làm từ hoa của cây cúc này khi bắt đầu nở, hái đem về phơi khô rồi tán thành bột

Vì sao lại chỉ dùng hoa chứ không dùng lá, thân hoặc rễ của cây để làm hương trừ muỗi?

Bản thân loài cây này có khả năng sát trùng bởi vì trong nó có một dạng mang độc tính rất mạnh - đó là một chất thể lỏng dạng như dầu rất dính và không màu. Hoa của cúc này chính là một “kho” chứa chất độc trong tự nhiên có hàm lượng 0,8 - 1,5 %, còn ở trong lá, thân thì độc tố chỉ bằng 1/9 ở hoa mà thôi, nhất là ở rễ thì lượng độc tố hầu như không có. Vì vậy hiệu quả diệt trùng ở lá, thân và rễ chẳng đáng là bao

Khi đốt hương muỗi, chất độc tố bị nhiệt độ tác động bay ra ngoài tản ra trong không khí, muỗi gặp phải sẽ bị nguy hiểm ngay

Loại bột hoa này không chỉ dùng làm hương trừ muỗi mà còn dùng làm thuốc trừ sâu để diệt sâu hại bông và sâu rau rất tốt

Mấy năm gần đây, người ta còn phát hiện ra một thứ để làm tăng hiệu quả diệt côn trùng: cho thêm một lượng thích hợp những sản phẩm phụ trong quá trình tinh luyện vừng thải ra thì hiệu quả diệt trùng đều tăng lên nhiều. Sản phẩm phụ của dầu vừng được gọi là thuốc tăng hiệu quả, nó sẽ làm cho bài thuốc sát trùng cổ xưa này phát huy tác dụng lớn hơn

Với người và gia súc loại thuốc này hoàn toàn vô hại, nên bà con nông dân thường nó để diệt trùng trong chuồng bò, lợn, gà,..

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình