Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
-   Giống Nông nghiệp
-   Kỹ thuật trồng trọt
      +   Cây Hồ tiêu
      +   Cây Cà phê
      +   Cây Cao su
      +   Cây lúa
      +   Cây ngô
      +   Cây khoai
      +   Cây sắn
      +   Cây mía
      +   Cây ăn quả
      +   Các loài cây họ đậu
      +   Cây rau
      +   Cây thuốc
      +   Cây hoa, cây cảnh
-   Phòng ngừa dịch hại cho cây trồng
-   Kỹ thuật canh tác nông nghiệp
-   Kỹ thuật Chăn nuôi khác
-   Thế giới Động vật
-   Thực Vật
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia cầm
      +   Kỹ thuật nuôi gà
      +   Kỹ thuật nuôi vịt, ngan
      +   Kỹ thuật nuôi bồ câu
-   Kỹ thuật chăn nuôi Gia súc
      +   Kỹ thuật nuôi trâu, bò
      +   Kỹ thuật nuôi lợn
      +   Kỹ thuật nuôi thỏ
      +   Kỹ thuật nuôi gia súc khác
-   Kỹ thuật nuôi Thuỷ sản
      +   Cá rô phi
      +   Cá trắm
      +   Kỹ thuật nuôi ếch, ba ba
      +   Kỹ thuật nuôi lươn
-   Công nghệ Nông thôn
-   Khoa học Nông nghiệp nói chung
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP: Thực Vật
Vì sao dấm có tác dụng “bảo vệ” sự sinh trưởng của thực vật?

Trong quá trình sinh trưởng của thực vật, chúng không chỉ cần không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ,... Là những điều kiện cơ bản, mà chúng còn cần phải bón phân trong thời điểm thích hợp để thúc đẩy sự phát triển của chúng. Dấm là một thứ gia vị, chẳng có liên quan gì đến thực vật cả, vậy mà người ta phun dung dịch dấm cho cây và thu được kết quả thật bất ngờ! Ví dụ phun dung dịch nồng độ 200 x 10 -6 lên lá dưa hấu thì quả vừa nhiều lại vừa to, vị cũng ngọt hơn. Trong thời kì trổ bông, nếu phun dung dịch dấm nồng độ 150 x 10 -6 lên lá dưa hấu thì tỉ lệ kết hạt cao và trọng lượng cũng tăng lên. Còn đối với các chậu hoa cảnh, nếu phun dung dịch dấm thì có thể thay đổi thế của cây, lượng hoa tăng lên, màu sắc đẹp hơn

Vì sao dấm lại có thể thúc đẩy thực vật sinh trưởng? Muốn biết điều này, chúng ta phải bắt đầu từ tác dụng hô hấp của cây

Thực vật cũng như động vật không bao giờ ngừng hô hấp cả. Nhưng có điểm khác nhau là, động vật có cơ quan hô hấp riêng (mũi, khí quản, phổi,...) Thành một hệ thống hoàn chỉnh; thực vật không có cơ quan hô hấp riêng mà mỗi tế bào đều có thể tự hô hấp riêng. Tác dụng hô hấp của thực vật chủ yếu được tiến hành trong thể hạt chuỗi ở trong tế bào. Thể hạt chuỗi chứa một chất dung môi với sự can dự của chúng để cùng nhau hoàn thành quá trình hô hấp

Hô hấp đóng vai trò quan trọng trong sự sinh trưởng của thực vật

Dưới sự thúc đẩy của các chất dung môi, chúng mang những chất hữu cơ được tích luỹ từ quá trình quang hợp dần dần được oxy hoá để phân giải thành những chất đơn giản, cacbônic và nước; đồng thời giải phóng ra năng lượng, cung cấp cho các hoạt động sống của thực vật. Ví dụ, sự hấp thụ và vận chuyển nước, phân bộ của rễ, sự hoá hợp và phân giải các chất trong cơ thể của cây, sự điều tiết các lỗ khí đóng mở trên các lá cây, rồi những việc sinh trưởng,..., ra hoa thụ phấn, kết quả,... Đều phải dựa vào việc liên tục cung cấp năng lượng của quá trình hô hấp. Nhưng, mọi việc đều có mức độ nhất định, nếu hô hấp quá mạnh mẽ thì sẽ tiêu hao nhiều chất hữu cơ, tiêu hao các chất do quang hợp tạo ra làm giảm lượng tích luỹ, như vậy sẽ có hại đối với quá trình sinh trưởng và kết quả của cây. Căn cứ vào sự nghiên cứu của các nhà khoa học, nếu tác dụng của hô hấp của cây bị ức chế 20 % - 30% thì hiệu sức quang hợp của chúng sẽ nâng cao lên 10 % - 20 %. Mà khi phun dung dịch dấm có thể ức chế một cách đích đáng các hoạt tính sinh vật của một chất dung môi trong quá trình hô hấp của tế bào cơ thể thực vật. Do sự tiêu hao vật chất trong cơ thể thực vật cản trở, nhưng việc quang hợp vẫn được tiến hành bình thường sẽ làm cho các chất hữu cơ trong cơ thể thực vật được tích luỹ nhiều lên, cho nên cây phát triển mạnh hơn, đạt sản lượng cao hơn

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình