Nếu bạn mang 10 hạt tiểu mạch và 10 hạt đậu gieo vào hai chiếc lọ khác nhau, sau đó bạn tưới nước với lượng thích hợp cùng với nhiệt độ và không khì vừa đủ, bạn sẽ thấy ngay rằng các hạt khô đó khi gặp nước chúng sẽ hút nước và trương to lên, mầm cây sẽ đâm ra khỏi vỏ. Mấy ngày sau mầm sẽ mọc lá. Nhưng điều lạ là mầm tiểu mạch chỉ mọc một lá, còn mầm đậu lại hai lá. Sao lại như vậy nhỉ?
Trong hạt đậu không có phôi, bạn chỉ cần bóc bỏ lớp vỏ ngoài là co thể nhìn thấy, hạt đậu gồm hai mãnh dày màu trắng ghép lại. Đó chính là hai lá của mầm đậu, chứa một lượng chất dinh dưỡng rất phong phú, thay thế cho tác dụng của phôi, có thể cung cấp cho nhu cầu nảy mầm của hạt và sự sinh trưởng của mầm non. Ngoài những hạt như hạt họ đậu như đậu xanh, đậu tương, đậu đũa ra, một số loại hạt khác như hạt bông, hạt táo, hạt dưa, hạt hướng dương và một số loại hạt rau khác cũng có cấu tạo tương tự.
Nếu ta bóc vỏ ngoài của hạt tiểu mạch sẽ thấy cấu tạo của nó khác với hạt đậu, nó chỉ có một lá mầm kẹp giữa phôi và phôi nhũ, trong đó chất dinh dưỡng rất ít. Do đó ở những loại hạt này phôi nhũ chiếm đại bộ phận. Không chỉ có hạt tiểu mạch, mà một số loại hạt khác như hạt lúa, ngô, cao lương, đại mạch và nhiều loại hạt khác cũng có cấu tạo tương tự.
Sau khi gieo hạt tiểu mạch và đậu, tiểu mạch chỉ mọc một lá, chiếc lá này không phải là chiếc vốn có mà là chiếc lá thật sự do mầm phôi sinh ra. Còn hạt đậu thì mọc ra hai chiếc lá rất dày, sau đó mới mọc lá thật ở phía trên đó. Các nhà thực vật học căn cứ vào cấu tạo khác nhau của các loại cây mà gọi những loại hạt giống như hạt tiểu mạch là thực vật lá đơn, còn những loại giống như hạt đậu gọi là thực vật lá đôi |