Đăng nhập  
KHOA HỌC Y DƯỢC
HỎI ĐÁP VỀ PHÁP LUẬT
KHOA HỌC KỸ THUẬT
KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
 
KỸ THUẬT NUÔI CÁC LOÀI GIA SÚC KHÁC
Vì sao bộ rễ của thực vật đều rất dài và rất nhiều?

Thực vật nói chung chia là hai bộ phận: bộ phía trên và bộ phận phía dưới mặt đất. Bộ phận dưới mặt đất là bộ rễ. Bộ rễ gồm mấy bộ phận hợp thành. Một bộ phận gọi là rễ phôi mầm mọc ra lúc đầu tương đối to có thể đâm thẳng xuống đất gọi là rễ trụ. Sau đó rễ trụi có thể phân nhánh ra bốn phía hình thành nên các rễ phụ, các rễ này tiếp tục phân nhánh ra thành các lớp rễ thứ ba thứ tư….rễ trụ và rễ phụ có thể  sinh ra nhiều rễ nhỏ khác. Đầu mút của các rễ non có rất nhiều các sợi lông màu trắng chính chúng là những kiêu binh hấp thụ nước và chất dinh dưỡng.

Sự phân bố của rễ trong đất có thể nói có ba đặc điểm lớn sau: sâu, rộng và nhiều.

Độ sâu mà rễ có thể vươn tới khác nhau tùy theo chủng loại thực vật mà chất đất. Ví dụ cây táo vốn sinh trưởng ở nơi khô hạn và gò cao, rễ có thể đâm sâu xuống khoảng 12 mét; như một số loài rau xanh thì rễ chỉ đâm sâu xuống khoảng 1 mét. Những loài sống trên sa mạc hoặc nơi khô hạn thì bộ rễ của chúng có khả năng đâm sâu đáng kinh ngạc.

Số lượng của một bộ rễ có rất nhiều. Ví như rễ cây tiểu mạch lên tới 7 vạn, tổng chiều dài tới 500 mét một số cây lúc được 8 lá sẽ có khoảng 8000 đến 10000 mét. Nếu ta lấy rễ của một cây tiểu mạch nối lại với nhau tổng độ dài có thể đến 20000 mét. Như vậy, ở một số loài cây ăn quả khác thì con số đó còn đáng kinh hải biết bao.

Phạm vi phân bố của bộ rễ còn rộng hơn nhiều so với phạm vi của tán lá trên cây; ví như bộ rễ của một cây táo 27 năm tuổi có độ rộng gấp hai đến ba lần so với tán của nó.

Bộ rễ của thực vật vừa dài vừa nhiều như vậy có tác dụng gì đây? Liệu có lãng phí quá không? Không! Đó là điều hoàn toàn cần thiết. Bởi vì với một bộ rễ mạnh khoẻ, trước tiên nó có thể làm cho cây đứng vững và cố định được trong đất; rễ mọc càng sâu, càng rộng thì cây càng không dễ dàng bị gió làm đỗ được.

Bộ rễ là một trong hai nhà máy lớn của thực vật (lá và rễ), nó phụ trách phần việc nặng nề và gian khổ. Chúng ta đều biết rằng, thực vật sống không thể thiếu nước được, nếu tính về mặt trọng lượng nước chiếm 80% trọng lượng của cây. Có nước thì “nhà máy xanh” mới có thể tạo ra các loại thức ăn cung cấp cho nhu cầu sinh trưởng và phát dục của thực vật được. Ngoai ra nước còn thường xuyên thoát ra khỏi bề mặt của lá cây (gọi là lượng bốc hơi). Những ngày hè nóng bức, lượng nước bốc hơi mới thật đáng sợ làm sao. Lúc ấy, nếu nước không được cung cấp kịp thời, thực vật sẽ khô úa đi, nếu thiếu nghiêm trọng cây có thể chết. Có người đã tính toán thống kê rằng, trong một ngày hè, một cây hoa hướng dương cần tới 200 đến 300 ngàn mililít nước; một cây tiểu mạch để có được 500 gam hạt cần tới khoảng 200 ngàn gam nước.

Lượng nước mà thực vật cần lớn hơn như vậy do đâu mà cung cấp đây? Đương nhiên phải nhờ từ bộ rễ hút từ trong lòng đất, chúng ta có thể tưởng tượng rằng nếu không có sự tiếp xúc lớn giữa một bộ rễ to lớn với những hạt đất nhỏ có chứa nước thì làm sao có thể bảo đảm cung cấp được đầy đủ và liên tục lượng nước cho cây được đây?

Trong quá trình sinh trưởng thực vật còn cần rất nhiều chất dinh dưỡng khác nữa, ví dụ như nitơ, phốt pho, kali,.. Những chất này không thể lấy trong không khí được mà phải cần thiết dựa vào bộ rễ để tìm kiếm và hấp thụ trong đất; ngoài ra một số nguyên tố vi lượng khác chỉ có thể hấp thụ được những tầng đất sâu. Do vậy bộ rễ buộc phải được phân bố vừa rộng vừa sâu mới đảm bảo cho thực vật giành được phần lớn các chất dinh dưỡng trong đất phục vụ cho nhu cầu phát triển.

Điều thú vị là, tuy trễ của chúng nhiều và dài như vậy nhưng chúng vẫn chưa thoã mãn, chúng cũng còn có một số “trợ thủ” khác: chúng ta thường nhìn thấy trên các đốt của một số loại cây dưa leo hay trên đốt của thân cây ngô chẳng hạn vẫn mọc ra rất nhiều “rễ”; hay ở bộ rễ của một sô loài cây như cây thông chẳng hạn, còn ký sinh một loại gọi là “chân khuẩn” chúng đều giúp cho cây hút nước và chất dinh dưỡng.

Từ đó có thể thấy rằng, bộ rễ của thực vật càng phát triển sẽ còn có lợi cho sự phát triển của chúng. Chính chúng ta hay nói”rễ sâu lá rậm” chính là lẽ đó.

Nguồn: Thư viện điện tử
Hệ thống Cơ sở dữ liệu Khoa học và công nghệ
Bản quyền thuộc Sở Khoa học và Công nghệ Ninh Bình