Việc nuôi cá rô phi đơn tính đực có nhiều ưu điểm:
- Cá cái có một thời gian khá dài phải ấp trứng và nuôi con trong miệng nên phải nhịn ăn. Vì thế khi nuôi chung cá rô phi đực cái cùng một cỡ thì bao giờ cá đực cũng lớn hơn cá cái.
- Do nuôi hoàn toàn cá đực nên toàn bộ năng lượng của cá đực được dùng để cá sinh trưởng nhanh và không dùng vào quá trình sinh sản. Do cá không bị “vỡ kế hoạch” nên người nuôi cá có thể kiểm soát được mật độ cá thả.
- Khi nuôi hoàn toàn cá đực, người nuôi có thể quyết định chủ động nuôi qui cỡ cá thương phẩm tùy theo giá cả thị truờng. Nhờ thế giá trị thương phẩm của cá và hiệu quả của việc nuôi thâm canh đàn cá rô phi đơn tính sẽ cao hơn.
Có 3 phương pháp chính để có đàn giống rô phi đơn tính đực, cụ thể là:
- Phương pháp thứ nhất (phương pháp thủ công): cá rô phi ương từ cá bột được ba bốn tháng đã có thể phân biệt đực, cái bằng mắt thường thông qua phần phụ sinh dục của chúng. Nhờ thế có thể dễ dàng tách riêng cá đực để nuôi thuần cá đực. Cách làm này cần được khuyến khích ở điều kiện ao nuôi nhỏ và sẵn nguồn nhân lực, chỉ cần có hướng dẩn về kỹ thuất phân biệt cá đực cá cái. Tuy nhiên với yêu cầu của sản xuất lớn thì cách làm này tốn nhiều thời gian và hiệu quả thấp.
- Phương pháp thứ hai (phương pháp di chuyển): bằng phương pháp lai các loài (cá đực của loài rô phi này lai với cá cái của loài rô phi khác) sẽ tạo được cá lai hoặc cá đơn tính, hoặc là cá bất thụ. Có 3 công thức lai sau đây để có được tỉ lệ cá đực cao (thậm chí 100% cá đực):
cá đực phối với cá cái
Rô phi o. Macrochir x rô phi vằn o. Niloticus
Rô phi đen o. Mossambicus x rô phi vằn o. Niloticus
Rô phi o. Hornorum x rô phi đen o.mossambicu
Một vài năm gần đây phương pháp tạo ra cá rô phi siêu đực có cặp nhiễm sắc thể giới tính yy là một thành tựu lớn về công nghệ di truyền phục vụ cho việc chuyển đổi giới tính cá. Sau khi có những cá rô phi cái bình thường khác sẽ thu được quần đàn cá con có tỷ lệ đực rất cao (theo lý thuyết là 100%). Từ năm 1998 Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đang triển khai mạnh các nghiên cứu theo hướng này.
- Phương pháp thứ ba (phương pháp hóa sinh): đó là phương pháp phối trộn một loại hoocmôn vào thức ăn để cho cá rô phi ăn trong 21 ngày tuổi đầu tiên. Tùy điều kiện thiết bị và quản lý mà kết quả làm chuyển giới tính cá đạt được cao hay thấp. Rất nhiều nước trên thế giới, kể cá các nước ở Nam Mỹ, từ hàng chục năm nay đã áp dụng công nghệ này. Ở Thái Lan, với sự giúp đỡ của học viện công nghệ châu á (AIT) từ năm 1990 đến năm 1994, nước này đã có những thành tựu đáng kể trong công nghệ chuyển giới tính cho cá rô phi và đã được thử nghiệm rộng rãi ở tỉnh chachoengsao của Thái Lan. Từ năm 1994, AIT cũng đã bắt đầu giúp Việt Nam đào tạo cán bộ và xây dựng cơ sở vật chất để tiến hành công việc chuyển đổi giới tính cho cá rô phi ở nước ta. Năm 1995, ngay năm đầu thử nghiệm sản xuất giống rô phi đơn tính đực theo quy trình của AIT, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1 đã sản xuất gần 50 vạn cá rô phi đơn tính, với tỷ lệ cá đực trong quần đàn đạt 95,4% trở lên. Số cá trên ngay lập tức được nuôi ở Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nghệ An và thu được kết quả rất khả quan: nuôi cá rô phi đơn tính từ cỡ 1 – 1,5g sau 5 – 7 tháng đạt cỡ trung bình 200 – 250g; một số cá lớn trội đạt 500g/con |